Đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam luôn chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp làng nghề Việt Nam đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần đông là doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, đó là những hộ sản xuất gia đình. Hầu hết chủ các doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ này đều chưa được qua trường lớp đào tạo, chưa được trang bị những kiến thức về quản lý doanh nghiệp mà thường là chỉ tự tìm hiểu qua sách báo hoặc qua kinh nghiệm thực tế. Chính vì vậy việc điều hành sản xuất của những chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp khó phát triển bền vững. Hơn một năm sau ngày thành lập, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đề xuất xin chỉ tiêu đào tạo các lớp Khởi sự doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp nằm trong Chương trình Bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ năm 2007 liên tục đến năm 2015 Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ chỉ tiêu cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức đào tạo 165 lớp Khởi sự doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp cho 7.533 chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp làng nghề ở nhiều địa phương. Tuy chỉ được học những lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế ngắn ngày nhưng nhiều chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp làng nghề đã được mở mang kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, quản lý sản xuất, quản lý tài chính, quản lý lao động, quản lý kỹ thuật… áp dụng hiệu quả trong thực tế sản xuất tại các làng nghề.
NGƯT Trịnh Quốc Đạt
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng phối hợp với VCCI tổ chức một số lớp học chuyên đề như Thương mại điện tử, Maketing… bổ sung những kiến thức cần thiết cho chủ doanh nghiệp làng nghề và cán bộ quản lý doanh nghiệp làng nghề thích ứng với kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập.
Song song với việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các làng nghề, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đặc biệt coi trọng việc đào tạo bổ sung nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho các làng nghề, đặc biệt là thợ kỹ thuật bậc cao.
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ( 2010 – 2020 ), ngay từ năm 2010 Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã lập Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề giao cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đào tạo thí điểm 3 mô hình dạy nghề truyền thống gồm 113 lớp với 2600 học viên học 26 nghề ngắn hạn trên địa bàn 10 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Ba mô hình dạy nghề thí điểm gồm:
- Mô hình 1: Đào tạo lao động để xây dựng làng nghề mới ( Cấy nghề ):
Tổ chức đào tạo cấy nghề tại địa phương mà người lao động không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất làm nông nghiệp, người lao động chưa có nghề phụ, có nguyện vọng học nghề để sinh sống hoặc những địa phương trước đây có nghề nhưng do đình đốn sản xuất nên mất nghề cần khôi phục nghề cũ.
- Mô hình 2: Đào tạo lao động để xây dựng làng nghề mới gắn với vùng nguyên liệu:
Đào tạo theo mô hình này tại địa phương mà người lao động không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng đất làm nông nghiệp, người lao động chưa có nghề phụ, có nguyện vọng học nghề để sinh sống, phù hợp với qui hoạch ngành nghề của chính quyền địa phương, địa phương đó phải có đất trồng các loại nguyên liệu lâm nghiệp, nông nghiệp để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất nghề truyền thống.
- Mô hình 3: Đào tạo bổ sung nguồn nhân lực để phát triển làng nghề:
Tổ chức đào tạo nghề truyền thống ngay tại các làng nghề hoặc các địa phương gần các làng nghề để bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật cho các làng nghề.
Để thực hiện đào tạo thí điểm 3 mô hình dạy nghề truyền thống, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã chỉ đạo các Trung tâm và các doanh nghiệp Hội viên tổ chức đào tạo các lớp thí điểm trong thời gian hơn một năm. Tại Hội nghị Tổng kết 3 mô hình dạy nghề truyền thống cuối tháng 12 năm 2011, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề đã đánh giá các mô hình bước đầu thành công và cho nhân rộng mô hình dạy nghề truyền thống xuống các địa phương trong cả nước.
Từ đó đến nay một số trung tâm và doanh nghiệp Hội viên Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng với các địa phương đã đào tạo bổ sung hàng trăm nghìn lao động kỹ thuật nghề truyền thống góp phần đẩy mạnh sản xuất tại các làng nghề trong cả nước.
Nhằm nâng cao kỹ năng nghề, bồi dưỡng kiến thức thẩm mỹ và kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ truyền thống, vận dụng chương trình Khuyến công của Bộ Công Thương, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức 6 lớp nâng cao kỹ năng nghề, kiến thức thẩm mỹ và kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm cho thợ bậc cao thuộc hai nhóm nghề Chạm khắc gỗ và Mây Tre đan tại làng nghề Gỗ Mỹ nghệ La Xuyên và làng nghề Mây Tre đan Phú Vinh. Những lớp học này đã đáp ứng một phần nhu cầu cấp bách của các làng nghề đang thiếu hụt thợ bậc cao, thiếu hụt các nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm Thủ công Mỹ nghệ.
Kết quả 15 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực lao động làng nghề của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đáp ứng một phần nhu cầu trong sản xuất của các doanh nghiệp làng nghề, thúc đẩy sản xuất và tạo nhiều việc làm cho người lao động làng nghề, tuy nhiên còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới như chưa kết nối được chắt chẽ với các Bộ, các ngành để có nhiều chỉ tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu cần bổ sung nguồn nhân lực kỹ thuật rất lớn của các làng nghề cũng như nhu cầu đào tạo đối với chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý doanh nghiệp làng nghề. Cần gắn kết công tác đào tạo nguồn nhân lực lao động làng nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới, kết nối chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, tổ chức các lớp đào tạo nghề đúng qui chế và hiệu quả cao. Các lớp Khởi sự doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp giảng dạy cho các đối tượng là chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp làng nghề đều dùng giáo trình chung, chưa có giáo trình soạn riêng cho cán bộ quản lý hay chủ doanh nghiệp làng nghề phù hợp, để dễ áp dụng trong thực tế sản xuất, bởi vì họ phần lớn đều có mặt bằng hiểu biết về kinh tế còn thấp. Cần có giải pháp cụ thể để xây dựng được những giáo trình Khởi sự doanh nghiệp, Quản trị doanh nhiệp phù hợp để giảng dạy trong các làng nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực cho các làng nghề là công việc rất quan trọng, rất cần được chính quyền và xã hội quan tâm, nhưng bản thân các doanh nghiệp làng nghề cũng phải chủ động đầu tư cùng với sự hỗ trợ của nhà nước. Hiệp hội làng nghề Việt Nam luôn đồng hành cùng các làng nghề thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.
NGƯT Trịnh Quốc Đạt
Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề