Con đường gốm sứ làng Liên Mạc
Giống với nhiều ngôi làng ven đô, Liên Mạc dẫu là làng đã lên phố, song vẫn ẩn trong mình vẻ đẹp cổ kính, với ngõ xóm quanh co cùng những mái nhà khuất sau tán cây xanh mát. Nhiều tháng nay, nơi đây thu hút thêm sự chú ý của mọi người nhờ những bức tranh tường đa sắc chạy dài như một triển lãm thu nhỏ. Điều khiến khách đến thăm làng thích thú ngoài sự gần gũi, mộc mạc, đầy tính nghệ thuật còn từ việc nguồn vật liệu đặc biệt làm ra những tác phẩm này hầu hết đều là đồ phế liệu, như: Mảnh chai, lọ thủy tinh; bát, đĩa, gạch, ngói vỡ… được tận dụng để tái chế, qua đó khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường của người dân...
Là một trong những người đầu tiên khởi xướng ý tưởng “khoác áo mới” cho đường làng, ngõ xóm, bà Nguyễn Thị Hiên (tổ dân phố Hoàng Liên 2) cho biết, thấy tường quanh làng ẩm mốc, mất mỹ quan, lại ảnh hưởng đến môi trường, nên bà đã ấp ủ ý định cải tạo cho đường làng, ngõ xóm thêm xanh, sạch, đẹp. “Dự định nhiều năm, nhưng phải đến đầu tháng 10-2020, tôi mới chính thức bắt tay vào việc. Những ngày đầu thực hiện, không ít người trong làng bày tỏ sự lạ lẫm, thậm chí nghi ngại về tính khả thi. Chỉ đến khi bức tranh đầu tiên được hình thành, ý tưởng này mới được nhiều người tin tưởng, ủng hộ”, bà Nguyễn Thị Hiên chia sẻ.
Con đường tranh ghép gốm, sứ của làng Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm).
Sự xuất hiện của bức tranh làm bừng sáng hàng tường bao năm cũ kỹ, đơn điệu, khiến người dân thấy phấn khởi trước hình ảnh mới của làng mình, mong muốn góp công, góp sức vào việc chung của cộng đồng. Từ một nhóm nhỏ làm việc đơn lẻ, việc ghép tranh gốm, sứ ở làng Liên Mạc cứ thế ngày càng thu hút nhiều người tham gia hỗ trợ hơn.
Bà Nguyễn Thị Sơn (tổ dân phố Hoàng Liên 3) cho biết: “Không chỉ có thanh niên, mà cả người già, trẻ nhỏ cũng tích cực chung tay góp sức. Mỗi người tùy vào khả năng, điều kiện mà tham gia vào từng phần việc, từ thu thập, phân loại, vệ sinh phế liệu… đến cạo sạch tường, gõ nhám, gắn tranh, miết mạch… Đặc biệt hơn, không chỉ ban ngày, mà cả buổi tối, sau khi cơm nước xong, vẫn có nhiều người tranh thủ mải miết với việc làng”.
Còn theo ông Nguyễn Kế Hưởng (tổ dân phố Hoàng Liên 2), khi nhóm ghép tranh làm đến bức tường nhà mình, cả gia đình rất hào hứng, hăng hái góp sức cùng làm đẹp cho tuyến đường chung. Tình cảm giữa người dân trong làng, xóm qua đó thêm thân tình, gắn bó hơn.
Thắt chặt tình làng, nghĩa xóm từ việc làm ý nghĩa
Qua bàn tay khéo léo của người dân làng Liên Mạc, những vật liệu tưởng chỉ để bỏ đi đã hồi sinh thành những tác phẩm nghệ thuật đầy sắc màu cuộc sống. Qua đó người xem thấy được bóng dáng làng quê Bắc Bộ, với hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, ao sen, chiếu chèo ngày hội… cũng như ký ức riêng của mỗi gia đình về cảnh đẹp làng mình khi xưa.
Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố Hoàng Liên 2 Nguyễn Kế Hiền tự hào kể, tham gia cùng cộng đồng là những người con của làng, đáng quý là những người có kinh nghiệm, chuyên môn đã tích cực hỗ trợ, phác họa bố cục, nội dung, cố vấn về mỹ thuật, hình khối cũng như ủng hộ những mảnh gốm, sứ màu sắc độc đáo để tranh tường thêm điểm nhấn.
“Kể từ khi khởi động đến nay, con đường tranh của làng Liên Mạc đã có được hơn 20 tác phẩm ghép gốm, sứ… nối dài, tạo hình ảnh ấn tượng, đồng thời lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, khiến nhiều người biết đến làng hơn, yêu quê hương hơn. Người dân trong làng đang tiếp tục bắt tay vào việc nối dài con đường tranh, để quê hương ngày càng sạch, đẹp, văn minh hơn”, ông Nguyễn Kế Hiền cho biết.
Đề cập đến những việc làm ý nghĩa này, Chủ tịch UBND phường Liên Mạc Nguyễn Huy Tưởng đánh giá, dự án tranh tường của người dân làng Liên Mạc vừa phát huy ý thức, trách nhiệm chung tay làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường, vừa gắn kết tình làng, nghĩa xóm qua những việc làm ý nghĩa. Từ các tổ dân phố đầu tiên là Hoàng Liên 2, Hoàng Liên 1, Hoàng Liên 3 triển khai thành công, UBND phường đã đề nghị các tổ dân phố còn lại trên địa bàn phát huy, nhân rộng mô hình, giao các tổ dân phố tuyên truyền, vận động người dân tham gia cũng như hướng dẫn đắp, vẽ và thống nhất về kỹ thuật, nội dung cho phù hợp với cảnh quan.
Còn theo Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Thị Thu Hương, việc người dân tạo nên con đường tranh gốm, sứ ở làng Liên Mạc không chỉ góp phần hình thành, lan tỏa thêm một mô hình văn hóa mới, mà còn là minh chứng cụ thể cho hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở trong việc gắn kết cộng đồng, vì lợi ích chung.
Bài ảnh: Nguyễn Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
08:50 | 04/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế
10:12 Tin tức

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định sẽ bắn pháo hoa chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng
10:08 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
10:05 Xúc tiến thương mại

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 Làng nghề, nghệ nhân









