Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Cơ hội mới để phát triển nghề, làng nghề

LNV - Thời gian gần đây, do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều lao động các khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ đã trở về địa phương; Một số lao động sẽ trở lại nơi làm việc nhưng cũng có một số ở lại quê hương. Đây là một cơ hội mới để các làng nghề chúng ta phát triển thêm nghề, làng nghề, đồng thời cũng là dịp để suy nghĩ về những vấn đề cơ bản trong phân công lao động xã hội nước ta.
Dịch chuyển lao động thời công nghiệp hóa

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại phiên họp ngày 10/11/2021 kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, thời gian qua, do tác động của đại dịch Covid-19, đã có 1,3 triệu lao động từ các địa phương miền Đông Nam Bộ, chủ yếu là từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An trở về miền Trung, Tây Nguyên và một số địa phương miền Bắc. Trong số lao động này, có khoảng 30% sẽ quay trở lại làm việc ở doanh nghiệp cũ, khoảng 30% chuyển sang nơi khác và khoảng 40% sẽ ở lại quê hương. Hiện nay, các tỉnh và thành phố nói trên đang thực hiện nhiều biện pháp để thu hút lao động trở lại làm việc; Tình hình đang chuyển biến tốt.

Nhân dịp này, xin bàn về một vấn đề rất cơ bản cần được đặt ra: Đó là việc phát triển nghề thủ công ở nông thôn, phát triển làng nghề để người lao động có thể làm giàu ngay tại quê hương, trong quá trình phân công lại lao động xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Theo quy luật, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân công lại lao động xã hội sẽ diễn ra như sau: (i) Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần; (ii) Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp và xây dựng tăng lên; (iii) Tỷ trọng và số lao động trong các trong các ngành dịch vụ tăng nhanh, do tốc độ tăng lao động trong các ngành này nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành. Cùng với sự dịch chuyển về số lượng, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật trong Cách mạng 4.0, cũng sẽ diễn ra sự chuyển biến về chất lượng của nhân lực: Từ lao động giản đơn sang lao động có tay nghề, có kiến thức ngày càng cao; Năng suất lao động toàn xã hội cũng sẽ tăng lên. Sự phân công lại lao động xã hội nếu được diễn ra đúng quy luật, sẽ mang lại thịnh vượng cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân.

Ở nước ta, từ một nước nông nghiệp đi lên, trong những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển lao động xã hội đang diễn ra mạnh mẽ: dân số thành thị ngày càng tăng, trong khi dân số nông thôn có xu hướng giảm. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đã tăng nhanh từ 30,5% năm 2010 lên khoảng 40,4% năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển kinh tế đô thị nước ta diễn ra không đồng đều giữa các vùng, miền; Tỷ lệ đô thị hóa còn thấp so với mức trung bình của các nước trong khu vực; Quá trình đô thị hóa phát triển theo chiều rộng và phân tán, gây lãng phí về đất đai, hạn chế tích tụ kinh tế.

Từ thực tiễn, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, lại gặp lúc đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến toàn bộ đời sông kinh tế - xã hội, phải thực hiện nhiệm vụ kép vừa khôi phục và phát triển sản xuất vừa phòng, chống dịch, vì vậy, việc thực hiện cơ cấu lại lao động xã hội cần phải xem xét trên nhiều mặt. Đó là: (i) Cơ cấu lại lao động phải gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; (ii) Phải quán triệt quan điểm người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể của phát triển đất nước, để người dân “an cư, lạc nghiệp”, chất lượng sống được nâng cao; (iii) Việc đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị cần hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; Chú ý phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp tại các vùng, miền trong cả nước, không quên vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; (iv) Cần phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn, gây ra những vấn đề về an sinh xã hội, nhất là nhà ở rất khó giải quyết; (v) Chú trọng gắn kết phát triển đô thị với phát tiển nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Làm giàu ngay tại quê hương

Theo số liệu thống kê, dân số nước ta năm 2021 là 98 triệu người (tính số tròn); Trong đó 36 triệu người đang sống ở thành thị và 62 triệu người sống ở nông thôn. Như vậy, vẫn còn khoảng gần 70% số dân đang sống trong nông thôn, sức ép về việc làm, thu nhập và đời sống đang rất gay gắt.


Chúng ta không phủ nhận thực tế là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các thành phố lớn, thu nhập của người lao động khá hơn nhiều so với làm nông nghiệp; Điều này, đang hấp dẫn lao động các địa phương dồn về các thành phố lớn. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy cuộc sống của lao động nhập cư đang có rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Vẫn còn những trường hợp chỗ ở của người lao động quá chật chội, dễ sinh bệnh tật, có những gia đình ngoài vợ chồng, còn có các con, lại có bà nội hoặc ngoại cùng ở để trông cháu trong một diện tích quá hẹp. Bên cạnh đó, khám chữa bệnh khó khăn; trẻ em đi học vất vả; sinh hoạt văn hóa rất hạn chế... Khi đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực thời gian qua, nhiều lao động buộc phải rời bỏ nơi làm việc, trở về quê hương, mặc dù con đường hồi cư cũng nhiều bất trắc đã phơi bày rất rõ thực trạng rất đáng quan tâm này.

Thực tế đã cho thấy việc tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp tại các đô thị lớn sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về đời sống của người lao động rất khó giải quyết. Vì thế, xu hướng chung trên thế giới ngày nay là không tập trung công nghiệp vào các thành phố quá lớn mà phân tán các cơ sở ra các đô thị vệ tinh ở vùng nông thôn gần thành phố với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng lao động tại chỗ sản xuất các linh kiện, phụ tùng hoặc thực hiện các dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn. Đây cũng là một phương thức tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, tránh được tình trạng phải đưa lao động từ xa đến, gây ra nhiều hệ lụy như trên đã nói.

Xin nói thêm về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thường được gọi là “xuất khẩu lao động”. Trong toàn cầu hóa ngày nay, việc người lao động di chuyển từ nước này sang nước khác là lẽ đương nhiên theo sự tự nguyện của họ, nếu như người lao động tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập hợp lý với các nhu cầu về an sinh xã hội được bảo đảm. Trong thời gian qua, đã có nhiều lao động được cơ quan chức năng đưa đi xuất khẩu lao động, thu về một số ngoại tệ. Tại một số địa phương, đã có những ngôi nhà mới nhiều tầng được xây lên bằng số tiền này, các tiện nghi trong đời sống của dân khá lên rõ rệt.

Vấn đề cần suy nghĩ là nhiều người đi xuất khẩu lao động đang phải làm những công việc nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khỏe mà người bản xứ không muốn làm; Thậm chí đã có thảm cảnh như tình trạng 39 người đã chết trong một container đông lạnh khi đi lao động chui ở Anh hồi cuối năm 2019. Vì vậy, rất cần những chính sách để người lao động có thể làm giàu ngay tại quê hương; phải chăng chỉ nên đưa ra nước ngoài hợp tác lao động những người có trình độ học vấn cao, những công nhân kỹ thuật bậc cao, không nên đưa đi những lao động phổ thông. Đây cũng là dịp để thể hiện trình độ, kiến thức của lao động nước ta, đề cao vị thế của đất nước ta trên thế giới.

Để người lao động làm giàu ngay trên quê hương, cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động một cách hài hòa giữa các vùng, miền, các loại hình doanh nghiệp: Giữa những địa phương trọng điểm có sức lan tỏa với những địa phương khác; Giữa các doanh nghiệp quy mô lớn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình... Như vậy, cũng tức là tạo việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân ở các vùng, miền một cách hài hòa, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giảm dần chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.

Cơ hội mới để phát triển nghề, làng nghề

Thực tiễn đã khẳng định nông nghiệp là “trụ đỡ” của nền kinh tế; Ngay trong thời gian đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội nước ta, nông nghiệp vẫn khắc phục khó khăn, đổi mới mô hình tăng trưởng, thực hiện nhiều giải pháp thích hợp bảo đảm an ninh lương thực cho xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, góp phần rất có ý nghĩa vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Khi sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp ở các đô thị lớn gặp khó khăn, nhiều lao động trở về quê thì nông nghiệp, nông thôn sẵn sàng là nơi đón nhận.

Nếu như nông nghiệp, nông thôn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, thì làng nghề chúng ta rất xứng đáng là một cột trong trụ đỡ đó. Thực tiễn đã chứng minh những giá trị to lớn của làng nghề về các mặt văn hóa, kinh tế, xã hội; Trong tình hình hiện nay, đó là tiềm năng giải quyết việc làm và đời sống của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới. Làm được như vậy, sẽ tạo môi trường cho thanh niên lập nghiệp, làm giàu ngay tại quê nhà, khắc phục tình trạng đáng buồn trong nông thôn một số vùng hiện nay: Thanh niên đến tuối lao động đi tìm việc tại các đô thị, trong nông thôn chỉ còn người già và trẻ nhỏ; Ruộng đồng không có người canh tác, đời sống trầm lắng.

Hiện nay, nông thôn đang tiếp nhận lao động từ nhiều nguồn cần giải quyết việc làm: (i) Nước ta đang trong thời kỳ “dân số vàng” (69% số dân ở trong độ tuổi lao động) cần tận dụng; (ii) Trong nông thôn, mỗi năm, nông thôn có trên 1 triệu người đến tuổi lao động; (iii) Người lao động từ các đô thị trở về và có ý định ở lại quê nhà; (iv) Do ứng dụng Công nghệ 4.0, lao động trong các ngành sử dụng nhiều lao động sẽ giảm bớt, làm tăng thêm số lao động cần tìm nơi làm việc mới. Giải bài toán lao động ở đây phải dựa vào phát triển đồng bộ các ngành nghề: Từ công nghiệp, thủ công nghiệp đến dịch vụ. Đối với các làng nghề chúng ta, đây chính là cơ hội mới để mở mang nghề thủ công, phát triển làng nghề. Có thể phân ra các nhóm và biện pháp giải quyết như sau.

-Đối với những người đã có nghề, làm việc trong các doanh nghiệp nay trở về, có thể tìm những doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh làng nghề cùng nghề thích hợp ở địa phương để giới thiệu họ vào làm việc;

-Đối với những người đã có nghề, nay trở về quê nhưng chưa tìm được nơi làm việc đúng nghề, có thể tìm và giới thiệu vào làm việc ở nơi có một nghề gần với nghề họ có sẵn; Nếu không, có thể giúp họ học nghề mới hoặc khởi nghiệp, lập cơ sở sản xuất kinh doanh thích hợp;

-Đối với người chưa có nghề, cần tổ chức đào tạo nghề cho họ và sau đó, giúp họ vào làm việc tại các cơ sở hiện có hoặc khởi nghiệp, lập cơ sở mới. Có thể đào tại tại trường của địa phương hoặc tại các lớp do làng nghề tổ chức, do các nghệ nhân hướng dẫn. Tuy nhiên, phương thức đào tạo cần thiết thực, hiệu quả, có thể miễn phí hoặc trợ giúp phí đào tạo.

Như vậy, làng nghề có thể giúp người lao động: Hoặc là vào làm việc tại các cơ sở có sẵn, hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, theo đúng yêu cầu làm giàu ngay tại quê hương, không phải “tha phương cầu thực”, vừa bảo đảm thu nhập và đời sống của bản thân và gia đình, vừa góp phần xây dựng quê hương. Từ đó, quy mô làng nghề hiện có sẽ được mở rộng, làng nghề mới sẽ dần hình thành. Vai trò của Nhà nước ở đây là rất quan trọng như: Quy hoạch ngành nghề theo nhu cầu của thị trường và của địa phương; Đẩy mạnh các hoạt động khuyến công; Xây dựng kết cấu hạ tầng (đường, điện, nước); Có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp ở nông thôn; Xây dựng các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tế; Giúp đỡ ứng dụng công nghệ số; Xúc tiến thương mại, tạo thuận lợi về đất đai, các loại thuế, phí, tín dụng... Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ của mình, đang có không gian rất rộng rãi để tham gia quá trình cơ cấu lại lao động nông thôn, phát triển nghề và làng nghề, xây dựng làng nghề văn hóa, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu

LNV - Các Hiệp định thương mại tự do (FTA), FTA thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các nước đang và sẽ mở ra “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Hà Nội nói riêng, trong đó có những doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc

LNV - Nghị quyết số 19/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 26 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 25/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 đều là những chủ chương, chính sách quan trọng tạo nền tảng, cơ sở pháp lý để thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; đồng thời cũng là thước đo đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại. Để xác định được hướng đi đúng cho bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề gốm vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Trong đó, cần đề cập đến tất cả các yếu tố như tài nguyên thiên nhiên, không gian văn hóa ở, làm nghề, những thiết chế văn hóa cũ/mới liên quan để cùng vì mục đích bảo tồn, phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng.

Tin khác

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại

LNV - Nghề dệt cổ truyền dân gian của các tộc người là một mảng đề tài nghiên cứu rất cơ bản trong nghiên cứu dân tộc học và nhân học ở Việt Nam, cũng như ở các nước khác trên thế giới. Qua các nội hàm của việc nghiên cứu nghề dệt cổ truyền dân gian sẽ là những thể hiện sâu sắc và đầy đủ nhất về các thành tố văn hóa cùng những tinh hoa về bản sắc văn hóa của dân tộc đó, mà chúng ta cần tôn vinh duy trì nó trong việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số cùng sự đóng góp của nó vào kho tàng di sản văn hóa các dân tộc ở Việt Nam. Trong số đó có nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc mang đậm sắc màu văn hóa Thái.
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu

LNV - Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Trong suốt hơn 400 năm chiều dài lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Phú Yên thì gốm cổ Quảng Đức đã có tuổi gốm trên 300 năm, xứng đáng được gọi là “báu vật” của miền đất Phú Yên.
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch

LNV - Mỗi làng nghề có một nét đặc trưng, không chỉ mang tới cho du khách những sản phẩm thủ công hấp dẫn mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa. Do vậy, phát triển làng nghề bền vững gắn với văn hóa, du lịch đang là hướng đi được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam

LNV - Ðại hội XIII của Ðảng xác định rõ: Phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ

LNV - Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm (Hà Nội) có hai nghề truyền thống là dát vàng bạc quì và may đồ da đã có từ lâu đời. Làm vàng bạc quì là một nghề truyền thống, chế biến vàng thật, bạc thật thành bột vàng, bạc (gọi là quì) bằng phương pháp sản xuất thủ công lâu đời, độc đáo.
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025".
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử

LNV - Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT, Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nhiều năm, tuy nhiên có thời điểm chúng ta sản xuất đại trà, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Vì vậy, thời gian tới phải nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng

LNV - Đẩy mạnh việc tuyên truyền làm cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ hiểu và quan tâm về maketing và bán hàng online
Nghề và Làng nghề truyền thống

Nghề và Làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề, làng có nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo ra nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em; giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn.
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam

LNV - Nhiệm kỳ 2018 – 2023 vừa qua, Hiệp hội và các tổ chức, hội viên đã triển khai Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường do tác động tiêu cực lâu dài của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột vũ trang Nga – Ukraina; Israel – Hamas; Israel – Houthi, Israel – Iran…làm đứt gãy chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là xăng, dầu. Ảnh hưởng đến đến sức mua và làm suy giảm các thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống. Tình hình trên làm cho sản xuất kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế và làng nghề trong cả nước bị đình đốn, việc làm và đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ

LNV - Làng nghề truyền thống là một nhân tố quan trọng trong văn hóa vùng miền. Với một vùng văn hóa độc đáo như xứ Nghệ, làng nghề có vai trò to lớn, là bông hoa đẹp trong bức tranh văn hóa chung. Làng nghề thể hiện sự đa dạng của văn hóa, thể hiện tính đặc sắc của địa phương. Và trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển làng nghề hợp lý là hướng đi đúng đắn để gắn bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế.
Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

Phát triển bền vững du lịch làng nghề Thừa Thiên Huế

LNV - Du lịch lễ hội văn hoá, du lịch làng nghề truyền thống là một thế mạnh và nét đặc trưng vốn có của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại và trong tương lai. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác và phát huy các làng nghề truyền thống như một chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng dân cư địa phương, góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

Gìn giữ tinh hoa làng nghề thời 4.0

LNV - Người Việt Nam tự hào có những làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm, vang danh xứ người. Thế nhưng, theo năm tháng, các làng nghề truyền thống đang ngày càng mai một. Bên cạnh đó, thời đại công nghệ 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề, đòi hỏi công tác duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề cần sự chung tay của nhiều thế hệ và chính quyền các cấp.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản

Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản

LNV - Ngày 8/10/2024, tại sân khấu thực cảnh của Đảo Ký Ức Hội An, chương trình “Hoi An Memories & ABBA Music Show” sẽ được tổ chức. Đây là đêm diễn đặc biệt nằm trong khuôn khổ tour lưu diễn Việt Nam của nhóm nhạc “chơi nhạc ABBA hay nhất mọi thời đại” ARRIVAL FROM SWEDEN, đánh dấu kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Điển.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩ
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

LNV - Chiều ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian H
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động