Cô gái K’Ho với thương hiệu “K’Ho Coffee”
Bén duyên từ tình yêu cà phê
Cơ Lieng Rolan sinh năm 1987, cũng như bao nhiêu người K’Ho khác, cô có dòng máu nghệ sĩ chảy trong người nên từ nhỏ đã học đánh chiêng, hát, múa. Lớn lên chị trở thành một nghệ sĩ chủ lực của đội văn nghệ buôn làng B’ner C. Trong thời gian đó, sinh kế chính của Rolan là lên rẫy chăm sóc cà phê cùng gia đình. Nhưng thu nhập từ bán hạt cà phê không được là bao vì năng suất cây trồng không ổn định. Từ đó, suy nghĩ làm giàu từ việc chế biến cà phê của chị Rolan xuất hiện.
Sinh năm 1983, Josh Guikema là kỹ sư nông nghiệp, có công việc ổn định và sinh sống tại bang Michigan, Hoa Kỳ. Một trong những sở thích của anh là du lịch. Khi đến Việt Nam, Josh rất yêu mến con người và cảnh vật nơi đây. Để có cơ hội sống ở Việt Nam, năm 2009, Josh làm việc cho một công ty chuyên tổ chức tour bằng xe Vespa từ TP.HCM đi Nha Trang, Đà Lạt và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đến núi Lang Biang hùng vĩ, anh đã phải lòng cô gái cao nguyên - người dân tộc K’Ho chất phác.
Qua nhiều lần lui tới, đầu năm 2014, Josh quyết định rời hẳn thành phố Michigan để tiến tới hôn nhân cùng với Rolan. Cái tên ghép giữa hai dân tộc là Lee Herry Guikema Cơ Liêng chính là tên con trai của Rolan. Đó sự kết tinh của tình yêu, của hai con người tuy khác nhau về chủng tộc, văn hóa nhưng cùng chung một tình yêu dành cho cà phê.
“K’Ho Coffee” đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên
Rolan kể, từ năm 2010, hai anh chị đã bắt tay vào việc thử nghiệm rang, xay, pha chế và cung cấp cà phê thành phẩm. Hai năm sau, anh chị quyết định lấy thương hiệu K’Ho Coffee đặt cho sản phẩm của mình. Loại cà phê này sau khi rang xay vẫn mang vị chua của trái cây với 100% cà phê nguyên chất; hạt cà phê được rang chín vừa phải theo bí quyết của anh chị đã cho ra ly cà phê arabica màu nâu sậm, sóng sánh bắt mắt. Rolan tiến hành đóng gói bằng mẫu bao bì đơn giản, chất phác như tính cách của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên với bên trong có lớp bạc để giữ ẩm và hương vị của cà phê, bên ngoài là bao giấy thô chỉ in logo K’Ho Coffee với hình hạt cà phê trên nền tấm vải thổ cẩm, hoàn toàn không có địa chỉ.
Do quy mô sản xuất nhỏ, làm bằng phương pháp thủ công và có ít vốn nên vợ chồng Josh và Cơ Liêng Rolan đã từ chối nhiều hợp đồng lớn để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa K’Ho Coffee. Họ chỉ mơ ước nhắm tới phục vụ tại chỗ. Chị thổ lộ hoài bão đã ấp ủ lập nên một thương hiệu cà phê ở Việt Nam thân thiện môi trường sử dụng hạt cà phê từ phương pháp canh tác hữu cơ và tự nhiên như cách làm của người K’Ho nơi đây. Chị cho biết, nếu kiên trì với cách làm này và bán cà phê đã chế biến ngay tại chân núi Lang Biang, nơi mỗi năm có hàng trăm nghìn khách du lịch tìm tới, mức giá của mỗi cân cà phê sạch có thể đạt đến 600.000 đồng.
Ý tưởng của Josh - Rolan đang dần thành hiện thực khi hiện nay vợ chồng chị đang nhận thu mua cà phê tươi của các hộ gia đình trong buôn làng và hàng ngày đều bán được nhiều cà phê thành phẩm nguyên hạt để phục vụ khách ghé thăm.
Bên cạnh sự thành công bước đầu của thương hiệu “K’Ho Coffee” là sự ủng hộ, giúp đỡ từ những người thân, bạn bè trong buôn làng B’ner C đã giúp chị vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đặc biệt, Rolan có sự ủng hộ rất lớn về mặt tinh thần của người chồng để chị tiếp tục hoàn thành những ước mơ về cà phê còn dang dở. Đồng thời, anh Josh luôn mong muốn chia sẻ, thấu hiểu nền văn hóa dân tộc K’Ho của chị nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
Tâm sự với chúng tôi, chị rất tự hào về văn hóa của người K’Ho và mong muốn phát triển văn hóa theo thời đại nhưng vẫn mang đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
THÙY DUNG
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân