Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
Làng nghề đan đát Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát được UBND tỉnh Bình Định công nhận làng nghề tại Quyết định số 135, ngày 11/01/2024, đạt tiêu chí công nhận làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
![]() |
Làng nghề đan đát Phú Hiệp có từ lâu đời và đang tồn tại phát triển |
Làng nghề đan đát Phú Hiệp có từ lâu đời và hiện đang tồn tại, phát triển. Phú Hiệp được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng. Đặc biệt, một số người có tay nghề cao còn tạo ra các sản phẩm cao cấp như: Lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới...
Tổng số hộ dân trên địa bàn thôn Phú Hiệp là 390 hộ thì có 187 hộ có người tham gia làm nghề đan đát, với tổng số lao động tham gia làm nghề là 291 người (trong đó 142 lao động làm chuyên và 149 lao động làm nghề thời vụ), thu nhập bình quân của người lao động tham gia làm nghề là 1.200.000 đồng/người/tháng.
![]() |
Mặc dù đã 64 tuổi nhưng bà Ngô Thị Thu Hà vẫn miệt mài với nghề đan đát |
Trò chuyện với chúng tôi, bà Ngô Thị Thu Hà (64 tuổi) ở xóm Phú Hậu, thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề đan đát trải qua 3 đời làm nghề, tôi làm để giữ nghề truyền thống của gia đình, của quê hương không bị mai một. Nghề đan đát có thuận lợi là bà con tận dụng lúc nông nhàn, từ trẻ em 12 tuổi trở lên đến phụ nữ, người già đều làm được. Hơn nữa nghề này không đòi hỏi vốn nhiều, nguyên liệu sẵn có tại địa phương, quy trình sản xuất đơn giản. Những sản phẩm làm ra rất gần gũi, bình dị trong đời sống hằng ngày của người dân với các sản phẩm chủ lực như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, mủng, giỏ, xảo.
“Nghề đan đát Phú Hiệp là nghề truyền thống có từ lâu đời và duy trì cho đến ngày nay, đã và đang ngày càng phát triển. Nghề được truyền từ đời này sang đời khác theo kiểu cha truyền con nối cho đến nay. Bà con ở đây giữ nghề như giữ gìn nét đẹp văn hóa của cha ông. Nguyên liệu đan đát là tre được người dân làng nghề mua ở địa phương và các vùng lân cận như Mỹ Chánh, Mỹ Cát (huyện Phù Mỹ) về cắt khúc, chẻ nan rồi phơi khô, sau đó nấu nan bằng nước muối phơi khô lần nữa đảm bảo độ bền, dẻo rồi tiến hành đan”, bà Ngô Thị Thu Hà cho hay.
![]() |
187/390 hộ dân thôn Phú Hiệp có người tham gia làm nghề đan đát |
Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tài Trần Công Thành, cho biết: Các sản phẩm tạo ra từ nghề thủ công đan đát được làm từ nguyên liệu là tre, mây sợi sẵn có của địa phương. Mỗi loại sản phẩm tạo ra đều có những công đoạn khác nhau, hình dáng khác nhau và mang những sắc thái và hình dáng đặc trưng riêng của làng nghề mà không giống với các sản phẩm của địa phương khác. Đồ nan Phú Hiệp được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt đời sống hằng ngày của người dân nông thôn như: Thúng dùng làm vật dụng đong, chứa các sản phẩm nông nghiệp; nong dùng để phơi lúa, ngô, khoai; nia dùng để rê, vót, phân loại sản phẩm; rổ dùng đựng rau; sàn, dừng dùng để sàn lọc, phân loại sản phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm từ nghề đan đát còn được sử dụng làm công cụ phục vụ cho các buổi văn hóa văn nghệ múa hát, lễ hội đình, chùa, viết câu đối, vẽ mặt nạ, đạo cụ múa...
![]() |
Nhà trưng bày sản phẩm Làng nghề đan đát Phú Hiệp |
Ông Nguyễn Công Định, Trưởng thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, cho hay: Để quảng bá và giới thiệu các sản phẩm làng nghề, địa phương đầu tư xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm Làng nghề đan đát Phú Hiệp. Chúng tôi trưng bày các sản phẩm độc đáo, quen thuộc truyền thống của làng nghề, nhằm tạo nét riêng biệt phục vụ khách du lịch tham quan và người dân địa phương được thưởng lãm những sản phẩm mang bản sắc văn hóa nơi đây.
![]() |
Những sản phẩm quen thuộc được trưng bày tại Nhà trưng bày sản phẩm Làng nghề đan đát Phú Hiệp |
Làng nghề truyền thống đan đát Phú Hiệp tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền và thể hiện tính đặc trưng riêng của người dân Phú Hiệp; tạo ra sản phẩm thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 của Quyết định số 44, ngày 28/8/2018 của UBND tỉnh Bình Định.
![]() |
Làng nghề truyền thống đan đát Phú Hiệp tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền |
Chủ tịch UBND xã Cát Tài Nguyễn Bá Quang chia sẻ thêm: Sản phẩm đan đát của làng nghề truyền thống Phú Hiệp làm ra không chỉ phục vụ tại địa phương mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều vùng khác nhau như: Gia Lai, Đắk Lắk, Kontum và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ. Ngoài ra, với tay nghề hiện có, hộ dân còn làm thêm nghề đan đát ghế nhựa và cho thu nhập thêm lúc nông nhàn 100.000 đồng/người/ngày. Vốn cho hoạt động nghề truyền thống rất thấp, chủ yếu sử dụng nguyên liệu hiện có tại địa phương; công nghệ đang áp dụng làm nghề chủ yếu là làm nghề thủ công. Thời gian tới, xã Cát Tài tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra, với lợi thế tay nghề hiện có, người dân chủ động liên hệ với các doanh nghiệp đan bàn, ghế nhựa công nghiệp tạo thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Tin liên quan

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin mới hơn

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”
14:45 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó
19:53 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 Văn hóa - Xã hội