Bảo tồn và phát triển ngành nghề mây, tre, lá
Hàng mây tre đan của Việt Nam nằm rải rác ở khắp toàn quốc, chiếm khoảng gần 26% tổng số làng nghề. Trong đó khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam Bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông. Ngành hàng này không chỉ góp phần vào giá trị xuất khẩu mà còn góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn và người dân tộc thiểu số.
Toàn cảnh hội thảo.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận những khó khăn, hạn chế của ngành mây, tre, lá Việt Nam đang gặp phải. Trong thời gian tới, để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, chúng ta cần có thống kê cập nhật thường xuyên về vùng nguyên liệu, về tình hình sản xuất và kinh doanh của ngành hàng mây, tre, lá mỹ nghệ để phục vụ định hướng và quy hoạch ngành kịp thời. Ổn định và nâng cao tay nghề lực lượng lao động làng nghề. Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả...

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN &PTNT chủ trì hội thảo.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Cần khẩn trương có phương án xây dựng trung tâm thiết kế, sáng tạo ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Từ đó, tập trung đẩy mạnh việc thiết kế và phát triển các sản phẩm mới, như một yếu tố quyết định để tạo giá trị gia tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, cần hình thành Hội Mây tre lá Việt Nam với đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và gắn chặt với Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam...
TS. Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Theo TS. Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết: Hiện nay, ngành hàng mây, tre, lá phục vụ cho các làng nghề đã trở nên khan hiếm, đặc biệt là một số loài nguyên liệu phục vụ đan lát, làm bàn ghế và tre cuốn như nứa, giang, lùng, tầm vông... Trước đây, các làng nghề đan lát ở Hà Nam và Hà Nội có thể khai thác giang, nứa dễ dàng với chi phí vận chuyển thấp. Nhưng hiện tại nguồn nguyên liệu này ở Hòa Bình gần như đã bị khai thác gần hết. Các làng nghề đan lát đã phải đi khai thác nguyên liệu ở các tỉnh xa hơn như Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa đã dẫn đến chi phí vận chuyển và giá thành của nguyên liệu cao hơn.
Theo ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, nhiều hộ dân hiện nay đã chuyển diện tích trồng cói sang nuôi thủy sản hoặc trồng lúa khi giá cói xuống thấp hoặc ngược lại. Sự chuyển đổi này gây lãng phí không nhỏ trong việc đầu tư cải tạo đồng ruộng cũng như chi phí đầu tư khác đối với người dân. Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) là trung tâm cói của cả nước, trước đây có 3.255 ha trồng cói, thì năm 2018 trên địa bàn chỉ còn khoảng 1.624 ha và tiếp tục giảm trong năm 2019. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm, thứ nhất do sự ép giá của thị trường Trung Quốc và thứ hai là do biến đổi của thời tiết, khí hậu dẫn đến việc chi phí trồng cói cao.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề mây tre đan Phú Vinh.
Ông Lê Bá Ngọc cho biết, để khắc phục những hạn chế trên cần có quy hoạch và phát triển một số trung tâm nguyên liệu mây tre lớn phục vụ các làng nghề mây tre lá của cả nước. Một số trung tâm có tiềm năng là Thái Bình, Hà Tĩnh (mây vườn), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng (mây nước/mây rừng), Hòa Bình, Thanh Hóa (nứa, giang…) và "Gắn kết các chương trình phát triển nguyên liệu mây tre lá với các chương trình phát triển rừng bền vững và chương trình đa dạng sinh học rừng được các tổ chức quốc tế như EU, JICA, USAID đang quan tâm. Sắp tới có chương trình phát triển rừng bền vững và chương trình đa dạng sinh học rừng của USAID tài trợ, cần đưa các hoạt động phát triển nguyên liệu mây tre và các hoạt động tạo thu nhập từ mây tre vào chương trình này".
Ông Nguyễn Xuân Mai, Giám đốc công ty TNHH Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam.
Thảo luận tại Hội thảo các Nghệ nhân và Doanh nghiệp đều cho rằng các doanh nghiệp thuộc ngành mây tre đan vẫn phát triển ở quy mô nhỏ. Trên 80% các cơ sở sản xuất không đủ vốn để đổi mới kỹ thuật,đổi mới mẫu mã, mở rộng quy mô sản xuất. Do vậy, hầu hết đều sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp. Hơn nữa, sản phẩm còn thiếu đa dạng về mẫu mã, hạn chế sức cạnh tranh cả trên thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
Do vậy, các đơn vị đề xuất để có thể phát triển ngành nghề mây tre đan một cách bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các làng nghề, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước, có cơ chế chính sách để đề ra những giải pháp đồng bộ quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng các trung tâm xử lý, bảo quản nguyên liệu và đổi mới mẫu mã sản phẩm.
Tin và ảnh: Nguyễn Vân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam
09:49 | 25/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
10:50 | 23/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề
09:39 | 09/06/2025 Nghiên cứu trao đổi

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề
09:18 | 30/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”
14:25 | 23/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam
09:15 | 13/05/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 | 09/05/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới