Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 23°C Thừa Thiên Huế

Báo quốc tế: Làng nghề làm hương truyền thống Hà Nội gìn giữ giá trị cốt lõi 100 năm

LNV - Trang SCMP dẫn tin, thế hệ trẻ ngày nay có thể không hứng thú với nghề làm hương nhưng làng nghề truyền thống lâu đời khó có thể biến mất bởi từ lâu, đây đã là "yếu tố cốt lõi trong đời sống tinh thần" của người Việt Nam.

Truyền thống nghề làm hương

Ngày nay, hơn 300 gia đình làm hương trong làng Quảng Phú Cầu vẫn gắn bó với nghề truyền thống này và chăm chỉ với công việc này. Làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội còn tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP
Ảnh minh họa. Nguồn: SCMP

Nằm ở phía nam Hà Nội, làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu nhìn từ xa trông giống như bãi biển biển đỏ rực. Trong khoảng sân rộng ở mỗi gia đình làm nhang, hàng vạn nén hương xếp thành từng bó – giống như những chùm hoa màu đỏ tía, màu hạt dẻ hoặc màu hồng ngọc – được phơi khô dưới ánh nắng gay gắt giữa trưa. Cảnh quan trông rất bắt mắt và hấp dẫn.

"Hầu hết người dân ở Quảng Phú Cầu đều làm nhang. Chúng tôi thậm chí phải thuê cả nhân công từ những nơi khác đến giúp", một nghệ nhân của làng nghề nói khi đang quan sát dãy hương đỏ rực đầy mê hoặc trước mắt.

Vào những ngày lễ, phong tục thắp hương nhang đã trở thành một nét truyền thống lâu đời không thể thiếu của người dân Việt Nam, đặc biệt là trong các ngôi chùa Phật giáo. Làn khói hương bay ra phảng phất, thay lời cầu xin thịnh vượng và an lành trong cuộc sống.

Người dân làng Quảng Phú Cầu đã làm nhang ở đây hơn một thế kỷ. Trung bình mỗi tháng, những người thợ làm hương ở "khu tiểu thủ công nghiệp này" sẽ sử dụng khoảng 200 tấn nguyên liệu và sản xuất ra 50 tấn hương.

Một nghệ nhân làm hương lâu đời của làng nghề cho biết, ông đã bắt đầu làm hương từ khi 6 tuổi. Làng nghề trông giống như vẽ lên màu sắc nhuộm đỏ đầy mê hoặc, thu hút khoảng 500 lượt khách mỗi ngày vào cuối tuần.

Trước đây, những người thợ trong làng phải chẻ các thanh gỗ để làm hương theo phương pháp thủ công, nhưng ngày nay hầu hết đều sử dụng máy móc.

Giá trị cốt lõi hàng trăm năm

Hương thơm của nhang đến từ sự kết hợp của các thành phần bao gồm trầm hương, tuyết tùng, ngải cứu, hoắc hương, hương thảo và quế. Mùi hương được điều chỉnh để phù hợp với các vùng khác nhau của đất nước. Sau khi hoàn thành sản phẩm, nhang được bán khắp Việt Nam và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Nhang truyền thống làng Quảng Phú Cầu, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Shutterstock
Nhang truyền thống làng Quảng Phú Cầu, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: Shutterstock

"Khách hàng lớn nhất của chúng tôi đến từ Ấn Độ, Nepal và các nước châu Á khác", người dân làng Quảng Phú Cầu cho biết.

Tùy thuộc vào kinh nghiệm, người lao động có thể kiếm được từ 5 triệu đến 8 triệu đồng Việt Nam mỗi tháng. Làng nghề có hơn 300 gia đình làm nhang quanh năm và đặc biệt bận rộn trước mỗi dịp Tết Nguyên đán khi hầu hết các ngôi chùa trên cả nước đều tấp nập du khách.

"Tôi năm nay đã 71 tuổi nhưng vẫn làm nhang hương. Tôi đã làm công việc này được 60 năm rồi kể từ khi tôi mới hơn 10 tuổi. Tôi có bốn đứa con – ba trai và một gái. Gia đình tôi có 4 người làm nhang. Nghề này có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi. Nhờ nghề này mà nhiều người biết đến làng của chúng tôi và chúng tôi có thể duy trì nghề làm hương cho các thế hệ mai sau", một nghệ nhân lâu đời của làng nói.

Bà Phan Thị Thu Hằng, một nghệ nhân làm hương khác cho biết bà thường chia khoảng 200kg nhang thành từng bó nhỏ nặng khoảng 2-3kg, sau đó nhúng vào bột nhão, sấy khô và bán. Tuy nhiên, theo bà Hằng "nghề làm hương không chỉ liên quan đến tiền bạc mà còn có ý nghĩa tâm linh".

Từ xa xưa, người dân Việt Nam có niềm tin vững chắc vào thế giới của những người đã mất và phong tục thờ cúng tổ tiên. Mỗi ngôi nhà đều có một bàn thờ và thường được thắp hương, dâng lễ vật và hoa.

Mỗi ngôi nhà Việt Nam thường có bàn thờ, và sẽ được thắp hương, dâng lễ vật và hoa vào dịp lễ. Ảnh: Getty Images
Mỗi ngôi nhà Việt Nam thường có bàn thờ, và sẽ được thắp hương, dâng lễ vật và hoa vào dịp lễ. Ảnh: Getty Images

Theo thời gian, thu nhập từ nghề làm hương cũng phần nào giảm sút nhưng với những nghệ nhân trong làng nghề Quảng Phú Cầu nói rằng họ vẫn đam mê với nghề và chưa từng nghĩ nghề làm hương sẽ mất đi.

"Thắp nén nhang tưởng nhớ cha mẹ, tổ tiên đã khuất là yếu tố cốt lõi trong đời sống tâm linh của người Việt Nam", một nghệ nhân nói.

Người dân Việt Nam thường thắp hương để tưởng nhớ tổ tiên vào những dịp đặc biệt bao gồm các ngày lễ, giỗ, đoàn tụ gia đình và Tết Nguyên đán.

"Cái gì đã trở thành truyền thống thì không thể mất đi. Tổ tiên chúng tôi đã duy trì truyền thống này hàng ngàn năm rồi", trang SCMP trích dẫn lời của một nghệ nhân làm hương ta nói./.

PV

Tin liên quan

Hai làng hương ở miền Trung vào Xuân

Hai làng hương ở miền Trung vào Xuân

LNV - Các làng nghề truyền thống ở Trung Trung Bộ vào vụ sản xuất phục vụ Tết Giáp Thìn với không khí tất bật, nhộn nhịp và tràn đầy sức sống như cây cối đâm chồi nảy lộc khi tiết trời vào Xuân. Thắp nén hương trên bàn thờ tổ tiên vào dịp lễ, Tết từ lâu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người Việt Nam. Hoạt động này như chiếc cầu nối gửi gắm tâm tư, tình cảm và cả ước nguyện của những người còn sống với người đã khuất. Bởi vậy người làm hương luôn tâm niệm, làm hương không chỉ mang lại nguồn thu nhập mà còn mang giá trị truyền thống tâm linh tốt đẹp. Những người làm hương truyền thống nổi tiếng nhất ở miền Trung là Thủy Xuân (Thừa Thiên - Huế) và Quán Hương (Quảng Nam) luôn có tâm niệm như vậy để gìn giữ nghề đến ngày hôm nay.

Tin mới hơn

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Tin khác

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

LNV - Dự án “Làng nghề lên số” của thành phố Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng” (Impactful Digital & Inno-tech) ghi nhận nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV -Vừa qua, xã Khánh Dương (huyện Yên Mô) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

LNV - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển du lịch, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) không chỉ là việc làm cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

LNV - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

LNV - Một đề án đã đề ra mục tiêu thu hút được 120.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu hút 3.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc, tham gia quản trị, nghiên cứu khoa học tại các trường nghề.
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

LNV - Mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta lại có những thứ đặc sản tạo nên hồn cốt riêng của địa phương đó mà nơi khác không có được. Hưng Yên quê tôi may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn, đặc biệt là trái nhãn lồng thơm ngọt nức tiếng một vùng xưa nay.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tố
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

LNV - Tham gia Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh, 4 người con của Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Luxurysilk Việt Nam đã cùng nhau đoạt các huy chương danh giá của giải đấu.
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

LNV - Sở Công thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu Cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2024.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động