Hai làng hương ở miền Trung vào Xuân
Dải đất Trung Trung Bộ gồm các tỉnh, thành phố Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam có bề dày lịch sử từ trên 500 đến hơn 700 năm. Trải qua lịch sử hình thành hàng trăm năm, các làng nghề truyền thống, nhất là làng nghề sản xuất phục vụ thị trường Tết cổ truyền của dân tộc không chỉ tạo việc làm mà còn lưu giữ sản phẩm hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc.
![]() |
Nằm dưới chân đồi Vọng Cảnh, làng hương Thủy Xuân nổi tiếng bậc nhất trong nghề làm hương bao đời nay ở cố đô Huế. Nghề làm hương có mùa vụ quanh năm nhưng vào dịp Tết cổ truyền không khí làm việc ở làng nghề trở nên khẩn trương hơn. Theo các cụ cao niên, làng hương Thủy Xuân có từ thời nhà Nguyễn. Người dân gắn bó, lưu truyền và phát triển nghề không chỉ vì kế sinh nhai mà còn bằng niềm say mê, trân quý nghề truyền thống của ông cha để lại. Làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị trường nhiều loại hương khác nhau như hương quế, hương sả, hương nhài, hương vòng, nụ trầm nhưng hương trầm là loại hương tạo nên tên tuổi cho làng nghề này.
![]() |
Hương trầm Thủy Xuân có mùi thơm xa, khi đốt có mùi dịu nhẹ rất đặc trưng của xứ Huế không nơi nào có được. Mỗi cây hương trầm có ba phần chính gồm tăm hương, bột trầm và chất keo. Tăm hương là phần lõi được vót từ ruột tre già sau đó mang nhúng vào phẩm màu để tạo chân hương. Để có màu sắc tươi tắn cho chân hương, người thợ hòa lượng bột màu thích hợp trong nước nóng rồi nhúng chân hương qua vài lần, sau đó đem phơi khô nhiều ngày nữa. Chất keo được tạo thành từ vỏ cây bời lời. Sau đó các thành phần được đem trộn đều với nước sao cho hỗn hợp bột đạt độ “dẻo quánh” là có thể bắt đầu công đoạn se hương. Se hương là một trong những công đoạn khó nhất trong quy trình làm hương và quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Khi se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để bột bám đều vào que hương. Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc, để được lâu.
Người làm hương Thủy Xuân vẫn lưu giữ cách làm hương thủ công truyền thống để lưu giữ nét truyền thống và nghệ thuật làm hương, bởi đây là cách làm hương độc đáo, được khách du lịch yêu thích.
![]() |
Làng nghề làm hương truyền thống Quán Hương hơn 200 năm tuổi ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cũng tất bật vào vụ Tết. Dọc các con đường đi vào làng nghề mùi hương trầm, hương quế thơm ngào ngạt. Với những người làm hương ở Quán Hương, để cho ra sản phẩm tốt phải rất chú ý đến khâu tuyển chọn nguyên vật liệu gồm: Quế phải là loại quế ở Trà My (Quảng Nam) nhưng để cho hương được thơm hơn phải dùng bột của vỏ cây quế. Tiếp đến là các hương vị từ tùng, trám, mai. Các hương vị này phải mua ở các tỉnh phía Bắc. Tăm hương được mua ở Hà Nội, thường làm từ ruột tre chẻ nhỏ nhưng phải phơi thật khô để khi đốt lên cây hương sẽ cháy đều, không bị tắt giữa chừng.
Sau khi mua tăm hương về, người thợ sẽ tiến hành công đoạn tạo màu cho chân tăm hương, thường là màu đỏ sẫm. Để có được màu sắc cho chân tăm hương, người thợ hòa lượng bột màu thích hợp trong nước sôi. Nước càng nóng màu chân tăm hương càng tươi và giữ được lâu; chân tăm hương nhúng qua một vài lần sau đó đem phơi khô lại. Tiếp đến là chọn bột cưa, bột này phải chọn từ những cây gỗ xốp, mềm, thân tốt, không bị mối mọt, khô, ít hút nước. Để tạo độ kết dính cho hương, người thợ sử dụng loại bột dẻo được làm từ vỏ cây bời lời - loại cây chủ yếu lấy từ vùng rừng núi Tây Nguyên.
![]() |
Làng nghề Quán Hương hiện nay có khoảng 200 hộ dân làm hương, bình quân hỗi hộ sản xuất 100 tấn hương/năm. Ông Nguyễn Văn Gia, Trưởng làng nghề làm hương truyền thống Quán Hương cho biết, người dân Quán Hương luôn tâm niệm, làm hương không chỉ tạo nguồn thu mà còn mang giá trị truyền thống, tâm linh tốt đẹp. Thế nên họ rất cẩn thận trong từng công đoạn, từ chuẩn bị nguyên liệu, làm hương cho đến đóng gói thành phẩm.
Tin liên quan

Hàng trăm lao động Thái Bình về quê trên “chuyến xe yêu thương”
19:10 | 05/02/2024 Tin tức

Khởi động chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc “Tết Việt – Tết phố 2024” tại Phố cổ Hà Nội
14:01 | 25/01/2024 Tin tức

Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết và Lễ hội Xuân 2024
17:44 | 19/01/2024 Tin tức
Tin mới hơn

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 Tin tức

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An
13:37 Khuyến nông