Sức mạnh mềm của văn hóa Làng nghề

LNV - Sức mạnh của một quốc gia bao gồm nhiều nhân tố: Từ văn hóa đến chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, v.v… trong đó, văn hóa là quan trọng nhất. Bài này bàn về sức mạnh của văn hóa làng nghề - một bộ phận quan trọng trong văn hóa dân tộc, tạo nên sức mạnh mềm của đất nước. Phạm vi đề tài này rất rộng, chỉ xin nêu một số nội dung chính như sau.
KHÁI NIỆM ‘SỨC MẠNH MỀM’

Theo các nhà nghiên cứu, sức mạnh của một quốc gia có thể chia ra hai phần: Phần vật chất (cũng gọi là phần cứng - sức mạnh cứng); Phần tinh thần và quan hệ quốc tế (phần mềm - sức mạnh mềm). Sức mạnh cứng của một quốc gia là tiềm lực quân sự (số lượng và chất lượng quân đội; Năng lực chỉ huy; Trình độ lý luận quân sự và trang thiết bị, khí tài quân sự), thực lực kinh tế (quy mô kinh tế, GDP và cơ cấu kinh tế), v.v... Tuy nhiên, còn một nguồn sức mạnh khác cũng có thể nâng cao địa vị quốc tế của một nước, đó là sức mạnh mềm – tiềm lực văn hóa, tinh thần của dân tộc.


Khái niệm “sức mạnh mềm” được Giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Ney, Đại học Harvard, Hoa Kỳ) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1990, theo đó, sức mạnh mềm là “kết quả lý tưởng có được thông qua sức hấp dẫn của văn hóa và ý thức hệ chứ không phải sức mạnh cưỡng chế của một quốc gia, có thể làm cho một người khác tin phục đi theo mình, hoặc tuân theo các tiêu chuẩn hành vi hay chế độ do mình định ra để hành xử theo ý tưởng của mình”. Ông còn nói thêm: “Sức mạnh mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải ép bức hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hóa, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước” (Theo Tạp chí Cộng sản, tháng 1/2020). Có thể nói: Sức mạnh mềm của một quốc gia phụ thuộc vào ba nguồn lực: Văn hóa của quốc gia đó (các giá trị văn hóa hấp dẫn đối với người khác), các giá trị chính trị của quốc gia đó và chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Tính chất cốt lõi của sức mạnh mềm là “tính hấp dẫn”, là khơi gợi, thu hút, là tự giác đi theo, khác với sức mạnh cứng là “áp đặt, cưỡng bức”. Sức mạnh mềm và sức mạnh cứng bổ sung và tăng cường sức mạnh cho nhau và khi được kết hợp một cách hiệu quả sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Trong thế giới ngày nay, khi xu thế hòa bình, hợp tác là chủ đạo, thì một quốc gia sử dụng sức mạnh cứng (đánh chiếm hoặc đe dọa bằng quân sự, mua chuộc bằng kinh tế) nhằm đạt được mục tiêu vị kỷ của mình, nhiều khi dễ đứng trước rủi ro bị cô lập, cảnh giác, làm suy giảm vị thế, hình ảnh của quốc gia này trong quan hệ quốc tế. Khi đó, sức mạnh mềm (hấp dẫn bằng văn hóa) đang được nhiều nước khai thác có hiệu quả trong phát triển đất nước cũng như phát huy ảnh hưởng của quốc gia đó trên thế giới. Ví như Hàn Quốc, từ cuối những năm 1990, đã đề xướng “Làn sóng Hallyu” (Làn sóng Hàn Quốc) với nội dung quảng bá tinh hoa văn hóa Hàn Quốc (chủ yếu trong các lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh, truyện tranh, trò chơi trực tuyến, ẩm thực) ra thế giới, riêng năm 2014 đã đóng góp 11,8 tỷ USD trong tổng số GDP 1.484 tỷ USD của Hàn Quốc (theo Bách khoa toàn thư Wikipedia)), là một thành công rất có ý nghĩa.

VĂN HÓA SỨC MẠNH MỀM CỦA DÂN TỘC

Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, có bản sắc chung của dân tộc, song mỗi miền, mỗi làng lại có giá trị văn hóa truyền thống riêng, góp phần làm nên diện mạo văn hóa Việt Nam. Đó là một nền văn hóa phản ánh sự gắn kết cộng đồng xã hội, hun đúc ý chí, nghị lực chống thiên tai, địch họa, cần cù trong sản xuất và thông minh trong sáng tạo đời sống tinh thần. Thực tiễn đã khẳng định sức mạnh của văn hóa đã ngày càng làm sâu sắc hơn ý thức dân tộc, giá trị của độc lập và chủ quyền quốc gia; Truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình, tinh thần đoàn kết, hòa hợp của dân tộc ta.

Có thể nêu một số điển hình trong lịch sử về phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tinh thần hòa hiếu, khoan dung, lấy nhân nghĩa làm đầu của người Việt Nam. Khi Tổ quốc lâm nguy, vua quan nhà Trần đã mở Hội nghị Diên Hồng, thống nhất ý chí “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, nêu cao tư tưởng “lấy nhân nghĩa làm gốc, trí dũng làm nền”, “đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”… Khi kẻ thù thất bại, ta sẵn lòng mở đường, cấp thuyền, ngựa cho họ về nước, bởi ta chỉ cốt “dập tắt muôn đời chiến tranh, mở nền thái bình muôn thuở”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thắng lợi của chúng ta cũng bắt nguồn từ phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Bộ trướng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, trong cuốn Hồi ký “Hồi tưởng” xuất bản năm 1995, đã thừa nhận thất bại của Mỹ là “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của tinh thần dân tộc có thể huy động nhân dân đấu tranh và hy sinh vì đức tin và giá trị của họ” và “Cách nhìn nhận của chúng ta về bạn và thù phản ánh sự dốt nát sâu sắc của chúng ta về lịch sử, văn hoá và chính trị của nhân dân Việt Nam, cũng như về nhân cách và tập quán của các nhà lãnh đạo của họ” (Báo Dân trí, 22/4/2005).


Trong thời đại ngày nay, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là “Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do”, “Đại đoàn kết dân tộc”, là các quan điểm “dân là chủ”,“dựa vào dân, lấy dân làm gốc”, “việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”, là tinh thần khoan dung, nhân ái, hòa hợp, hòa giải... Đồng thời, trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, chúng ta sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là những nhân tố của sức mạnh mềm đang được kế thừa và phát huy để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế thành công.

Có thể khẳng định rằng, chính văn hóa dân tộc đã làm thất bại âm mưu đồng hóa mà bọn phong kiến phương Bắc dùng mọi thủ đoạn để thực hiện trong hơn 1.000 năm xâm lược nước ta, cũng chính là dựa vào sức mạnh văn hóa mà chúng ta đã thắng trong các cuộc chiến giành lại dộc lập cho Tổ quốc. Ngay trong chiến tranh, kể cả trong sử dụng vũ khí, khí tài hiện đại, cũng thấy rõ sự vận dụng nhuần nhuyễn truyền thống văn hóa, sáng tạo nên “cách đánh Việt Nam”. Hiện nay, nước ta giành được thành tựu được thế giới ca ngợi trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nguồn gốc sâu xa cũng chính là đã phát huy được truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trước mắt, thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chúng ta đang quán triệt quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Cụ thể là “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc …khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam” (trích Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII).

Để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, xin nêu tóm tắt một số nội dung chủ yếu cần được quan tâm như sau.

Một là, phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, khơi dậy sức mạnh trí tuệ và bản lĩnh vượt khó, khát vọng phát triển của người Việt Nam, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội XIII đã đề ra.

Hai là, bảo vệ và phát huy những giá trị cao đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam: Thuần phong mỹ tục, tinh thần đoàn kết, tình người nhân hậu, hòa hợp, bao dung, bình đẳng, mọi người được thụ hưởng tự do, hạnh phúc; Phê phán, đẩy lùi những thói hư, tật xấu, tham nhũng, lãng phí.

Ba là, đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ công dân có phẩm chất, tài năng, tinh thông nghề nghiệp, giỏi ngoại ngữ, tiếp cận công nghệ 4.0… xúc tiến xây dựng nguồn lực lao động chất lượng cao bảo đảm phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

SỨC MẠNH VĂN HÓA LÀNG NGHỀ

Trong nền văn hóa phong phú, đa dạng của dân tộc ta, văn hóa làng nghề là một bộ phận quan trọng, trong đó có nghề thủ công đã được UNESCO vinh danh là “văn hóa phi vật thể”, đóng góp có ý nghĩa vào kho tàng văn hóa phi vật thể của thế giới.

Về giá trị của “Văn hóa nghề thủ công”, có nhà nghiên cứu đã diễn đạt như sau: “Nghề thủ công truyền thống là một phần của văn hóa truyền thống nhưng được xác thực là đại diện của sự thông thái độc đáo, đại diện cho tâm hồn, cốt cách của người dân và của công đồng địa phương trong mỗi thôn làng. Tri thức văn hóa tổng hợp của mỗi nghề thủ công truyền thống được tích lũy, được bồi bổ và cải tiến liên tục hàng chục, hàng trăm năm nên không thể từ chối vai trò đại diện của mình. Một nền nông nghiệp thủ công truyền thống trở thành một nền văn minh lúa nước lẫy lừng, dư thừa sản vật và một nền thủ công nghiệp lâu đời đủ sức cung cấp các tiện nghi cho cuộc sống và đáp ứng các nhu cầu tinh thần, sức khỏe, vũ khí, khí tài chống ngoại xâm không là cơ sở tin cậy cho sự an toàn, bền vững của một đất nước, một dân tộc và mỗi người dân thì là gì? Sự thất bại của các nước lớn chiếm đóng nước ta chính là sự thất bại trước một nền văn hóa lâu đời” (Nguyễn Lực, Tiểu luận Giá trị của nghề thủ công và làng nghề).

Từ thực tiễn, có thể nêu lên một số đặc trưng - cũng là thế mạnh của văn hóa thủ công làng nghề nước ta như sau.

Một là, đó là nền văn hóa được lưu truyền từ hàng trăm năm nay trên đất nước ta, đã trở thành truyền thống, đang giữ vị trí rất có ý nghĩa trong nền văn hóa dân tộc ta. Điều đặc sắc là văn hóa làng nghề mang bản sắc chung của người Việt, song lại rất đa dạng, có bản sắc riêng của từng vùng, miền, mỗi làng nghề truyền thống, kể cả của từng nghệ nhân.

Hai là, nghề thủ công mỹ nghệ nước ta có sức mạnh vô tận là trí tuệ, sức sáng tạo của mỗi nghệ nhân, đặc biệt là lớp nghệ nhân trẻ. Bản chất của nghề thủ công là sáng tạo và sáng tạo là vô tận. Phẩm chất sáng tạo của nghệ nhân và thợ thủ công được lưu truyền và bồi đắp đang tạo nên những giá trị văn hóa mới, những sản phẩm cao cấp cho thị trường.

Ba là, mỗi làng nghề truyền thống đang là nơi bảo tồn và phát huy văn hóa làng nghề, là một kho báu, một bảo tàng về nghề thủ công, chứa đựng những di sản văn hóa với cuộc sống “xanh, sạch, đẹp”, trở thành một làng văn hóa trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, du khách trong nước cũng như nước ngoài không chỉ thích thú kiểu dáng, màu sắc sản phẩm thủ công, mà họ đang quan tâm tìm hiểu những công nghệ, kỹ thuật trong quá trình sáng tạo sản phẩm - những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc ta, tạo nên một thế mạnh của du lịch làng nghề.

Tóm lại, có thể khẳng định: Văn hóa làng nghề rất xứng đáng là một bộ phận quan trọng tạo nên sức mạnh mềm của đất nước, là niềm tự hào của chúng ta. Việc phát huy bản sắc văn hóa làng nghề trong các hoạt động của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam không chỉ nhằm thúc đẩy chất lượng phát triển các làng nghề mà còn góp phần củng cố sức mạnh mềm của quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay.

CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

Tin liên quan

Tin mới hơn

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.

Tin khác

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng 6/12, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ lần thứ 5.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động