Giữ lửa làng nghề trăm năm tuổi
Sản phẩm tàu hủ ky
Cơ sở sản xuất tàu hủ ky Đinh Công Hoàng tọa lạc tại địa chỉ 7/90 ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cơ sở sản xuất có quy mô khá lớn với tổng diện tích khoảng 1.000 mét vuông, gồm 5 - 6 dãy lò, mỗi lò bố trí 24 chảo. Hiện nay, cơ sở có 6 lao động đang làm việc. Nhờ nghề làm tàu hủ ky mà người lao động nơi đây ổn định kinh tế, cải thiện đời sống. Cơ sở cung cấp hai dòng sản phẩm bao gồm: tàu hủ ky dạng lá và dạng cọng (có cả loại tươi và khô). Sản phẩm tàu hủ ky thường được thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long,… tiêu thụ. Mỗi ngày cơ sở sản xuất và cung ứng 70kg tàu hủ ky, 1 kg tàu hủ được bán với giá 100.000 đồng.
Nguyên liệu dùng để làm tàu hủ là đậu nành. Để tạo nên miếng, cọng tàu hủ ky vàng óng, bất mắt, thơm ngon phải mất từ 22 - 24 giờ đồng hồ. Chỉ riêng thời gian ngâm đậu đã cần khoảng 3 giờ. Khi hạt đậu mềm, người thợ bắt đầu tách và đãi vỏ. Người thợ đưa đậu sạch vỏ vào cối xay thành bột. Bột đậu xay nhuyễn sẽ chuyến đến cối ly tâm để ép lấy nước cốt đậu nành. Tiếp đó, người thợ cho nước đậu vào các chảo đun liên tục. Dần dần trên mặt chảo xuất hiện một lớp váng, người thợ dùng dao nhỏ cắt đôi lớp váng rồi sử dụng que tre vớt lớp váng lên và phơi trên sào. Sào phơi làm từ những thanh tre chẻ đôi, bố trí song song ngay trên miệng chảo. Thông thường, khoảng 25 phút có thể vớt 1 lớp váng. Hơi nước trên miệng chảo cùng độ nóng từ lò nung sẽ sấy khô dần những miếng, cọng tàu hủ ky. Khâu cuối cùng, người thợ mang tàu hủ ky sang sào khác để hong gió và đóng gói tàu hủ thành phẩm.
Để có được một miếng tàu hủ ky đạt chất lượng, người thợ phải làm việc rất vất vả và mất nhiều thời gian
Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, ông Đinh Công Hoàng chia sẻ: “Việc vớt lớp váng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm. Trung bình 150 chảo sẽ cho ra 100kg thành phẩm, nhưng nếu thợ tiếc mà vớt thêm nhiều hơn thì tàu hủ ky sẽ không còn ngon”. Suốt thời gian dài gắn bó với nghề, ông thấu hiểu, cảm thông với nỗi khó nhọc mà người thợ phải trải qua. “Những người thợ làm tàu hủ ky rất vất vả vì phải luôn đứng bên các lò, chảo nấu nước đậu nành nóng bức, khói tỏa nghi ngút”, ông Hoàng tâm sự. Tàu hủ ky thành phẩm đạt chất lượng có màu vàng óng, giòn, dai, có mùi thơm, vị béo từ đậu nành. Hương vị nguyên chất tự nhiên chứa đựng trong hạt đậu xay nhuyễn, không dùng chất bảo quản hay chất phụ gia là đặc trưng làm nên thương hiệu sản phẩm tàu hủ ky Mỹ Hòa nói chung và cơ sở sản xuất Đinh Công Hoàng nói riêng.
Thời gian mới thành lập, cơ sở gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cùng sự quyết tâm đến nay khách hàng đã đón nhận và tin dùng sản phẩm tàu hủ ky Đinh Công Hoàng. Ông Hoàng hào hứng kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất suốt hành trình theo nghề: “Tôi không thể nào diễn tả hết niềm vui, niềm tự hào khi làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 4/8/2022. Đó là động lực to lớn để làng nghề có thể tiếp tục được bảo tồn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”. Thời gian sắp tới, ông Hoàng hy vọng chị Đinh Thị Ngọc Thư (con gái ông) sẽ tiếp nối nghề truyền thống, duy trì và phát triển cơ sở. Đồng thời, ông cũng mong muốn sản phẩm tàu hủ ky Đinh Công Hoàng tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sự hình thành, phát triển cơ sở sản xuất tàu hủ ky Đinh Công Hoàng là kết quả lao động, sáng tạo của bao lớp thế hệ. Trải qua nhiều gian nan, vất vả, cơ sở sản xuất vẫn tồn tại vững bền với thời gian tựa như những bếp lò thuộc làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa luôn rực lửa suốt trăm năm qua.
Ngọc Trâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 | 18/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chả cá Lã Vọng - đặc sản đất Hà thành
08:47 | 18/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghề làm bún Đa Mai
13:47 | 17/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về An Giang thăm làng nghề bánh phồng Phú Mỹ
13:49 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sắc gốm Gia Thuỷ
13:48 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Xã Tân Hưng – “Kho báu” nhãn đặc sản của Hưng Yên
10:21 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội nâng tầm giá trị cây sen
10:07 | 16/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Hội nghị Trung ương 12
15:11 Tin tức

Hà Nội: Hàng loạt biệt thự, nhà cao tầng xây trái phép trên đất cụm công nghiệp làng nghề
14:52 Bạn đọc và tòa soạn

Các làng nghề nước mắm ở Hà Tĩnh hút khách du lịch
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ làng nghề truyền thống thời 4.0
08:48 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
08:48 Tin tức