Giữ lửa làng nghề trăm năm tuổi
Sản phẩm tàu hủ ky
Cơ sở sản xuất tàu hủ ky Đinh Công Hoàng tọa lạc tại địa chỉ 7/90 ấp Mỹ Khánh 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Cơ sở sản xuất có quy mô khá lớn với tổng diện tích khoảng 1.000 mét vuông, gồm 5 - 6 dãy lò, mỗi lò bố trí 24 chảo. Hiện nay, cơ sở có 6 lao động đang làm việc. Nhờ nghề làm tàu hủ ky mà người lao động nơi đây ổn định kinh tế, cải thiện đời sống. Cơ sở cung cấp hai dòng sản phẩm bao gồm: tàu hủ ky dạng lá và dạng cọng (có cả loại tươi và khô). Sản phẩm tàu hủ ky thường được thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long,… tiêu thụ. Mỗi ngày cơ sở sản xuất và cung ứng 70kg tàu hủ ky, 1 kg tàu hủ được bán với giá 100.000 đồng.
Nguyên liệu dùng để làm tàu hủ là đậu nành. Để tạo nên miếng, cọng tàu hủ ky vàng óng, bất mắt, thơm ngon phải mất từ 22 - 24 giờ đồng hồ. Chỉ riêng thời gian ngâm đậu đã cần khoảng 3 giờ. Khi hạt đậu mềm, người thợ bắt đầu tách và đãi vỏ. Người thợ đưa đậu sạch vỏ vào cối xay thành bột. Bột đậu xay nhuyễn sẽ chuyến đến cối ly tâm để ép lấy nước cốt đậu nành. Tiếp đó, người thợ cho nước đậu vào các chảo đun liên tục. Dần dần trên mặt chảo xuất hiện một lớp váng, người thợ dùng dao nhỏ cắt đôi lớp váng rồi sử dụng que tre vớt lớp váng lên và phơi trên sào. Sào phơi làm từ những thanh tre chẻ đôi, bố trí song song ngay trên miệng chảo. Thông thường, khoảng 25 phút có thể vớt 1 lớp váng. Hơi nước trên miệng chảo cùng độ nóng từ lò nung sẽ sấy khô dần những miếng, cọng tàu hủ ky. Khâu cuối cùng, người thợ mang tàu hủ ky sang sào khác để hong gió và đóng gói tàu hủ thành phẩm.
Để có được một miếng tàu hủ ky đạt chất lượng, người thợ phải làm việc rất vất vả và mất nhiều thời gian
Với kinh nghiệm làm nghề lâu năm, ông Đinh Công Hoàng chia sẻ: “Việc vớt lớp váng sẽ quyết định chất lượng sản phẩm. Trung bình 150 chảo sẽ cho ra 100kg thành phẩm, nhưng nếu thợ tiếc mà vớt thêm nhiều hơn thì tàu hủ ky sẽ không còn ngon”. Suốt thời gian dài gắn bó với nghề, ông thấu hiểu, cảm thông với nỗi khó nhọc mà người thợ phải trải qua. “Những người thợ làm tàu hủ ky rất vất vả vì phải luôn đứng bên các lò, chảo nấu nước đậu nành nóng bức, khói tỏa nghi ngút”, ông Hoàng tâm sự. Tàu hủ ky thành phẩm đạt chất lượng có màu vàng óng, giòn, dai, có mùi thơm, vị béo từ đậu nành. Hương vị nguyên chất tự nhiên chứa đựng trong hạt đậu xay nhuyễn, không dùng chất bảo quản hay chất phụ gia là đặc trưng làm nên thương hiệu sản phẩm tàu hủ ky Mỹ Hòa nói chung và cơ sở sản xuất Đinh Công Hoàng nói riêng.
Thời gian mới thành lập, cơ sở gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu vốn, chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cùng sự quyết tâm đến nay khách hàng đã đón nhận và tin dùng sản phẩm tàu hủ ky Đinh Công Hoàng. Ông Hoàng hào hứng kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất suốt hành trình theo nghề: “Tôi không thể nào diễn tả hết niềm vui, niềm tự hào khi làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào ngày 4/8/2022. Đó là động lực to lớn để làng nghề có thể tiếp tục được bảo tồn, phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai”. Thời gian sắp tới, ông Hoàng hy vọng chị Đinh Thị Ngọc Thư (con gái ông) sẽ tiếp nối nghề truyền thống, duy trì và phát triển cơ sở. Đồng thời, ông cũng mong muốn sản phẩm tàu hủ ky Đinh Công Hoàng tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sự hình thành, phát triển cơ sở sản xuất tàu hủ ky Đinh Công Hoàng là kết quả lao động, sáng tạo của bao lớp thế hệ. Trải qua nhiều gian nan, vất vả, cơ sở sản xuất vẫn tồn tại vững bền với thời gian tựa như những bếp lò thuộc làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa luôn rực lửa suốt trăm năm qua.
Ngọc Trâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










