Yên Bái: Quan tâm, đầu tư phát triển Làng nghề
Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là "cửa ngõ” của vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, có nền văn hoá đa sắc tộc. Yên Bái còn là một vùng đất nhiều tiềm năng. Có đến 13 dân tộc bản địa gắn bó lâu đời và 57% cư dân ngoài dân tộc Kinh tạo nên sự đa dạng văn hóa, lịch sử cũng như tập quán canh tác, mưu sinh trên toàn tỉnh.
Thăm quan vùng nguyên liệu miến đao giới phiên
Theo số liệu từ Chi cục Phát triển Nông thôn, hiện toàn tỉnh có đến 252 làng nghề, làng có nghề, với hơn 3200 cơ sở sản xuất (trong đó chiếm khoảng gần 10% về tổng số doanh nghiệp, HTX, THT) và hơn 71.000 lao động trực tiếp (chiếm hơn 10% dân số nông thôn - miền núi). Tổng doanh thu từ các làng nghề đạt 109 tỷ đồng (chiếm khoảng 0.4% tổng GDP toàn tỉnh). Trong đó, tỉnh có 25 làng nghề truyền thống làm nghề lâu đời, gắn liền với văn hóa đời sống của đồng bào dân tộc chưa hề được công nhận, đã mai một, khôi phục và gìn giữ.
Về tổ chức sản xuất, trong 252 làng nghề, làng có nghề tại Yên Bái chỉ có hơn 900 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, HTX, THT, còn lại chủ yếu là sản xuất hộ gia đình, cá thể. Trong đó chỉ có 7 HTX và 15 THT trong số 15 làng nghề được công nhận (trong đó có 2 làng nghề truyền thống, chiếm 6% tổng làng có nghề, nghề). Có thể thấy, các mô hình hoạt động của làng nghề, làng có nghề tại tỉnh còn manh mún, sơ khai, đòi hỏi sự đầu tư “bài bản” và quan tâm đúng mức.
Vùng nguyên liệu tại xã Giới Phiên
Nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một
Làng nghề miến đao Giới Phiên có truyền thống hơn 40 năm, tọa lạc ngay rìa thành phố Yên Bái. Nghề được du nạp theo phong trào kinh tế mới từ Hà Tây (cũ- nay là Hà Nội). Từ chỗ cả thôn làm nghề, nay do tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, xã quy hoạch lên phường, diện tích đất phục vụ sản xuất của làng nghề thu hẹp khiến cho cả làng giờ chỉ còn xấp xỉ 30 hộ gắn bó. Điều đáng nói, cả xã chỉ có 2 HTX về miến, chủ yếu là thu gom, tạo bao bì nhằm giữ lại tên “miến Giới Phiên”. Sản lượng đạt 10-15 tấn/ năm/ 1 hộ thành viên; Tiêu thụ từ hợp tác xã khoảng 100 tấn/1 năm. Thu nhập trung bình đạt 150 triệu/ 1 hộ/ 1 năm. Còn lại là các hộ bán tự do cho thương lái.
HTX miến đao giới phiên đang chuẩn bị đóng gói sản phẩm
“Mặc dù sản lượng sản xuất nhiều khi không đủ để cung ứng ra thị trường. Nhưng giá miến lại khá thấp, người dân làng nghề không có đất trồng nguyên liệu, phơi, sản xuất cùng với những khó khăn trong việc “nối nghề” cho thế hệ trẻ… dẫn đến Làng nghề miến đao Giới Phiên đang đối mặt với nguy cơ mai một” - Ông Nguyễn Đức Luận, chủ tịch UBND xã Giới Phiên trăn trở.
Chỉ về hướng từng được thành phố quy hoạch khu sản xuất miến 5ha của Làng nghề miến đao Giới Phiên, ông Phùng Tiến Thanh - Phó chủ tịch UBND TP Yên Bái cho hay: Chỗ này giờ được quy hoạch làm khu đô thị tập trung, thành phố đang cân nhắc tính toán dùng khu nhà văn hóa, trụ sở UBND xã cũ (dôi dư sau sáp nhập theo nghị quyết 27) để 2 HTX có cơ sở sản xuất và phát triển làng nghề. Song có nhiều thủ tục và quy định còn vướng mắc cần tháo gỡ.
Đoàn làm việc tại xã Giới Phiên
Làng nghề miến đao Giới Phiên của tỉnh Yên Bái có lịch sử hơn 40 năm, từng là nguồn sống chủ lực của xã. Miến Giới Phiên đã đạt OCOP 4 sao năm 2021, song những trăn trở về vùng nguyên liệu, nơi sản xuất cũng như một mô hình kinh tế đủ mạnh cho Giới Phiên khẳng định thương hiệu trên thị trường còn là một vấn đề nan giải.
Còn với các làng nghề, làng có nghề mang văn hóa dân tộc như: Thổ cẩm Yên Thành, Mây tre đan Phúc Ninh cũng đối mặt với nhiều khó khăn….Ông Nguyễn Văn Yên - chủ tịch UBND xã Yên Thành chia sẻ: Nghề truyền thống của người Dao trắng trên địa bàn xã từ khâu trồng bông, se sợi đến dệt vải. Thời kỳ thịnh hưng nhất của dệt thổ cẩm tại đây là vào khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX, hầu như toàn bộ dân số trên địa bàn xã đều làm nghề. Sản phẩm chủ lực là quần áo, khăn, mũ. Song, hiện tại xã không còn hộ nào sản xuất sản phẩm dệt thổ cẩm. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ hiện đại hóa, người dân không còn dử dụng đến trang phục dệt thổ cẩm, không tiêu thụ được nên không được ưu tiên sản xuất. Số lượng nghệ nhân và lao động biết nghề, có thể tham gia sản xuất hiện tại không còn nhiều….
Tại làng nghề mây tre đan Phúc Ninh, chỉ có vài hộ còn gắn bó với nghề nhưng sản xuất còn thô sơ, thương hiệu sản phẩm ít người biết đến và họ chỉ làm khi có đơn đặt hàng...
Tương tự, ngay tại vùng chè Hán Đà, nơi có hơn 50% hộ làm chè, là nguồn sống chủ lực của toàn xã, nhưng nơi đây trồng giống chè lai, thu hái theo thói quen với giá thành và chất lượng thấp. Chè của xã chủ yếu xuất bao theo thương lái, một số ít được đóng gói, bán theo hình thức kinh doanh của Hợp tác xã cựu chiến binh Hán Đà…
Cần sự “đầu tư” bài bản cho làng nghề!
Có thể thấy, làng nghề của Yên Bái có nhiều tiềm năng, giá trị và nếu như tỉnh có những chủ trương đúng đắn và đầu tư hợp lý sẽ giúp cho kinh tế khu vực nông thôn nói riêng, toàn tỉnh nói chung phát triển mạnh mẽ. Mới đây, Chính phủ đã ban hành quyết định 150/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1318/QĐ-TTg về kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 2025, cụ thể hóa quyết định 340/QD-TTg, Quyết định 801/QĐ-TTg về chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Cùng với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia OCOP… là cơ sở quan trọng cho làng nghề Yên Bái phát triển đột phá trong thời gian tới.
Tìm chỗ đưng cho sản phẩm mây tre đan
Con số 9 nghề truyền thống, 19 làng nghề mới đăng ký thành lập đến 2030 vẫn chưa thể hiện hết tiềm năng của Yên Bái. Nhưng công tác phục dựng và phát triển đòi hỏi sự đầu tư không hề nhỏ.
Trước hết, mỗi làng nghề, làng có nghề cần có được một chương trình hành động cụ thể, riêng biệt. Một chương trình bao trùm từ khởi nguồn văn hóa, nguồn lực, đầu vào/vùng nguyên liệu, lựa chọn sản phẩm… đến đầu ra ổn định theo từng phân khúc thị trường. Theo quyết định 801/QD-TTg, giá trị văn hóa, hạ tầng, kinh tế, KHCN, môi trường,… luôn cần đầu tư song song. Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và vùng nguyên liệu tập trung cho làng nghề là yêu cầu tất yếu. Mỗi một nội dung lại là một sự đầu tư bài bản đòi hỏi phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế chung toàn vùng.
Nâng cấp sản phẩm làng nghề thành hàng hóa có thương hiệu, đáp ứng quy chuẩn và nhu cầu của thị trường. Đây là công đoạn khó do tập quán, thói quen của người dân tại mỗi khu vực làng nghề. Minh chứng thành công trên thị trường hay hợp đồng bao tiêu là cơ sở cho sự thay đổi. Bên cạnh đó là đào tạo tập huấn, đưa KHCN mới vào sản xuất hay chuyên môn hóa từng khâu…
Đó còn là câu chuyện của vùng nguyên liệu, bảo hộ sản xuất nhằm tránh tình trạng du nạp sản phẩm bên ngoài gắn mác làng nghề. Ở đây, không chỉ là bố trí nguyên liệu tại chỗ, còn là việc mở rộng liên kết thành phần trong một nền kinh tế tuần hoàn. Ví như: làng nghề Quy Mông sản xuất nguyên liệu cho làng nghề Giới Phiên theo chương trình hợp tác giữa 2 địa phương…
Đặc biệt, tại mỗi làng nghề, cần hình thành nên một Liên hiệp hợp tác, Hiệp hội nhằm điều tiết các hoạt động, đồng thời cũng là đơn vị quản lý nhãn hiệu tập thể - thương hiệu chung mang văn hóa vùng/miền. Từ đó, hình thành nên các sản phẩm OCOP làng nghề. Hiệp hội có thể cũng là đơn vị quản lý các cụm công nghiệp làng nghề khi làng nghề đó phát triển đủ mạnh, từ đó đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế “phát triển bền vững” và kinh tế “xanh”…
Bài, ảnh: Nam Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Yên Bái: Bảo tồn và phát triển làng nghề nông thôn
14:40 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Phát triển làng nghề gắn với du lịch
14:34 | 06/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










