Ý Yên (Nam Định): Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Trải qua nhiều thăng trầm, các làng nghề huyện Ý Yên đến nay ngày càng phát triển, dù vẫn còn một số làng nghề đang dần bị mai một. Sự phát triển của các làng nghề huyện Ý Yên đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh Nam Định, cải thiện đời sống và thu nhập của người dân.
![]() |
Điển hình như xã Yên Ninh có hai làng nghề truyền thống La Xuyên và Ninh Xá nổi tiếng về nghề mộc và nghệ thuật chạm khắc gỗ, có lịch sử phát triển gần nghìn năm tuổi. Dòng sản phẩm truyền thống bao gồm sập gụ, tủ chè, trường kỷ và đồ thờ tự như ngai, khám, ỷ… chủ yếu được làm từ các chất liệu gỗ quý như mít, gụ, hương, trắc, cẩm lai. Mỗi sản phẩm được tạo ra được đảm bảo về kỹ thuật và mỹ thuật; đường nét hoa văn chuẩn chỉ, sống động, truyền tải nội dung ý nghĩa theo đúng tích cổ của văn hóa phương Đông như: Bát tiên quá hải, Văn Vương cầu hiền, Lã Vọng câu cá, bộ ngũ sự, ngũ phúc, tam đa… Dòng sản phẩm tiêu dùng gồm bàn ghế, đồ gỗ nội thất được cải tiến, cách điệu theo thị hiếu người tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Sản phẩm làng nghề có mẫu mã, chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, góp phần phát triển ngành dịch vụ và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.
![]() |
Hiện toàn xã có 25 doanh nghiệp, 2.200 hộ sản xuất và cơ sở gia công sản phẩm với gần 3.000 lao động. Tổng giá trị thu nhập từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã hàng năm đạt từ 700 đến 800 tỷ đồng. Từ nghề truyền thống và định hướng phát triển cụm công nghiệp, các doanh nghiệp và hộ sản xuất ở Yên Ninh có điều kiện tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Hay sản phẩm từ đồng, kim loại được sản xuất tập trung tại làng nghề đúc đồng Vạn Điểm - thị trấn Lâm với trên 100 cơ sở sản xuất. Làng nghề Vạn Điểm chuyên sản xuất các loại xoong, nồi, chảo, thìa, dĩa, mâm… và các loại tượng mỹ nghệ bằng đồng, như tranh, mặt trống đồng, chân để đồng hồ, đôi lục bình…
![]() |
Các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu đều được sản xuất tại xã Yên Tiến. Ngoài 374 cơ sở sản xuất hàng nứa chắp, xã Yên Tiến còn có hàng nghìn hộ tham gia sản xuất thủ công, nhận khoán sản phẩm gia công cho các doanh nghiệp và hộ gia đình khác. Bên cạnh nghề tre nứa chắp, do nằm sát xã Yên Ninh, nên người dân xã Yên Tiến còn phát triển mạnh nghề mộc mỹ nghệ. Nhờ phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, người dân tại các làng nghề huyện Ý Yên có mức thu nhập ổn định, đời sống không ngừng được cải thiện.
Các chỉ tiêu như giá trị sản xuất, số lượng doanh nghiệp và hộ sản xuất tại các xã, thị trấn có làng nghề truyền thống đều tăng qua các năm, thể hiện các làng nghề đang ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất, đóng góp vào thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, mức tăng chưa cao, đòi hỏi chính quyền các cấp phải có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, mở rộng sản xuất, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất để giữ nghề truyền thống, góp phần thúc đẩy lao động sản xuất ở mỗi làng nghề, giúp doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống nâng cao sức cạnh tranh, giảm giá thành sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế cao.
![]() |
Xác định vai trò quan trọng của phát triển làng nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, khai thác và phát huy nội lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm qua, Đảng ủy, UBND xã Yên Ninh luôn quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển.
UBND xã Yên Ninh đã tích cực thực hiện đồng bộ các chương trình, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời định hướng rõ việc phát triển nghề truyền thống gắn liền với quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM và NTM nâng cao. Cùng với công tác đào tạo nghề, xã khuyến khích các cơ sở sản xuất uy tín ở địa phương tổ chức các lớp dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho người dân. Xã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hàng năm, có nhiều hộ, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong xã được vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. UBND xã phối hợp với các doanh nghiệp làng nghề đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, phát huy thế mạnh của địa phương. Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương đạt gần 800 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 72 triệu đồng/năm. 6 tháng đầu năm 2023, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 140-150 tỷ đồng.
Kinh tế phát triển, thu nhập, đời sống của người dân nâng cao nên việc huy động sức dân trong xây dựng NTM được thuận lợi, tạo nguồn lực lớn giúp Yên Ninh hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao và hướng tới NTM kiểu mẫu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường. Năm 2022, xã đầu tư nâng cấp đường trục xã với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng. Các tuyến đường giao thông liên thôn, xóm được đầu tư khang trang, sạch đẹp với hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng và trồng hoa, cây xanh. 100% đường liên xã, đường thôn, xóm, dong ngõ đã được nhựa hóa, bê tông hóa, trục chính nội đồng đã được cứng hóa. Hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới tiêu, thoát nước. Công tác thu gom, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường được thực hiện tốt hơn. Xã đang nỗ lực thực hiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, phấn đấu duy trì bền vững các tiêu chí đã đạt được.
![]() |
Việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của xã Yên Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, cùng với việc hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại địa phương phát triển, xã tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh làng nghề. Hỗ trợ các hộ sản xuất và doanh nghiệp làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng và phát triển thị trường tiêu thụ.
Với tiềm năng thế mạnh sẵn có của làng nghề cùng sự đầu tư đúng hướng, những chính sách phù hợp sát thực tiễn, nghề làm gỗ Yên Ninh sẽ vượt qua được khó khăn, thách thức hiện nay góp phần đưa Chương trình xây dựng NTM kiểu mẫu về đích theo đúng lộ trình.
Đến nay, toàn huyện Ý Yên có 29/31 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, gồm: Yên Cường nổi trội về lĩnh vực sản xuất, Yên Khánh nổi trội về văn hoá, Yên Lương nổi trội về chuyển đổi số; 203/272 thôn, xóm, tổ dân phố được công nhận đạt NTM kiểu mẫu. Các xã, thị trấn đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chú trọng phát triển các nghề mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất và việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá tập trung, chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Các HTX như HTX Nam Cường, Bắc Cường, Yên Lương, Yên Chính, Yên Ninh... đã liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm; đã có 30 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Thời gian tới, huyện Ý Yên tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết số 06 của BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định về xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ; phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng bền vững. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP, phát triển làng nghề… để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đặc trưng của các địa phương.
Trước đây, người dân ở Ý Yên hầu như không được đào tạo nghề, họ chủ yếu chỉ lao động bằng kinh nghiệm do có làng nghề truyền thống, không có nhiều điều kiện tiếp cận với những kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất nên hiệu quả sản xuất không cao, lao động manh mún, nhỏ lẻ. Đến nay, nhờ được đào tạo nghề, một bộ phận không nhỏ lao động nông nghiệp đã có thể tiếp cận được với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, có kỹ năng và định hướng phát triển nghề nghiệp, sản xuất theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. |
Tin liên quan

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 | 09/07/2025 Nông thôn mới

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức