Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Nơi tổ chức “Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống may comple xã Vân Từ, lần thứ nhất - 2019”

TBV - Xã Vân Từ là một vùng đất cổ được tạo nên từ sau quá trình biển lùi của hàng triệu năm trước. Cách đây khoảng 25 nghìn năm, tổ tiên của chúng ta từ Bạch Hạc, lần theo các dòng nước chảy ra biển Đông, đến đây thì dừng lại định cư. Thủa ấy, mênh mông trắng nước, chằng chịt những con sông vươn mình ra cảng. Hiến Hoàng Hôn mây vàng bao phủ, bình minh đón nắng từ trong những đám mây, đàn chim lành hạ cánh. Cái tên Vân Hoàng và Từ Điểu có lẽ từ không gian, cảnh vật thời tiền sử của những ngày đầu lâp ấp, khai sơn, phá thạch mà thành và đến năm 1946, mây vàng và chim lành hợp nhất lại mà thành Vân Từ.
Chim đậu trên mảnh đất mây vàng, ngày qua tháng lại hàng vạn năm, biết bao thế hệ đã ngâm mình trong nước, vợt bùn lên thành ruộng mà trồng lúa, trồng khoai, dựng nhà, dựng cửa, lập làng, định chế mỹ tục thuần phong, hoàn thiện đơn vị hành chính từ sơ khai xóm, trại đến làng xã để có được như hôm nay. Xã Vân Từ hiện có 9 thôn, gồm: Thượng, Vực, Ứng Cử, Từ Thuận, Chính, Chung, Chản, Cựu, Trãi với 1795 hộ dân và 5.800 nhân khẩu.

Trải qua biến thiên lịch sử với những thăng trầm, từ chế độ phong kiến đến đế quốc, người dân Vân Từ quanh năm suốt tháng chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, làm thuê làm mướn cho địa chủ. Đấy nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Vân Từ ra đời chi bộ Đảng. Từ đó, quê hương Vân Từ có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, quân dân kiên trung bám đất giữ làng vượt qua khó khăn gian khổ và những cuộc càn quét của giặc Pháp từ đồn bốt ở Cầu Giẽ, Cống Thần,...

Hòa bình lập lại, già trẻ bắt tay xây dựng cuộc sống mới tươi vui, hạnh phúc. Cải cách ruộng đất, đánh đổ toàn bộ cơ sở kinh tế - chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nhân dân. Đảng bộ lãnh đạo nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể, vừa xây dựng quê hương trên mọi lĩnh vực, vừa tích cực đóng góp sức mình cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Trụ sở UBND xã Vân Từ.


Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng đến nay, Đảng bộ xã Vân Từ có trên 200 đảng viên, sinh hoạt ở 14 chi bộ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc toàn dân chung tay xây dựng Nông thôn mới, từ năm 2012 đến nay, Đảng bộ xã Vân Từ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân xây dựng Nông thôn mới.

Từ một vùng quê đồng chiêm trũng, nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, ngày hôm nay, xã Vân Từ đã trở thành một xã làng nghề. Toàn xã có 07 làng nghề thì 02 làng (Chung và Từ Thuận) được công nhận là làng nghề truyền thống. Xã có gần 1.800 hộ, trong đó có 60% người dân làm nghề; có 05 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất lớn, trong đó nghề may là chủ yếu. Nghề may comple được lan rộng ở các thôn, nhiều gia đình nhận gia công may cho các cửa hàng lớn ở các địa phương trên toàn quốc.

Nhờ sự cần mẫn, trí sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã biết kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông để lại. Thợ may Vân Từ hôm nay đã tự thiết kế và làm ra những sản phẩm may, vừa mang tính thời đại, vừa giữ được những nét truyền thống và tinh hoa trang phục của các thế hệ xưa. Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống năm 2014, có 04 chủ doanh nghiêp may được vinh danh và đề nghị công nhận nghệ nhân.






Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương, cùng với sự đoàn kết, đồng lòng của nhân dân, xã Vân Từ đã có những khởi sắc rõ rệt. Thực hiện Đề án 09 của huyện Phú Xuyên về phát triển làng nghề truyền thống, Vân Từ đã đẩy mạnh các hoạt động phát triển nghề may truyền thống, các sơ sở kinh doanh lớn, nhỏ hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đã đạt được kết quả nhất định. Về kinh tế, văn hóa phát triển, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 42 triệu đồng/người/năm.


Hàng năm, xã có 92% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 08 làng đạt danh hiệu làng văn hóa. Toàn dân tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, từ thiện nhân đạo. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được quan tâm. Các công trình điện, đường, trường, trạm và các công trình văn hóa tĩn ngưỡng được tôn tạo, xây dựng đã mang lại một diện mạo mới cho địa phương. Sự nghiệp giáo dục y tế luôn được chăm lo phát triển.




Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống may comple xã Vân từ, lần thứ nhất - 2019.


Năm 2019, Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống huyện Phú Xuyên được tổ chức ngay trên mảnh đất làng nghề truyền thống may comple xã Vân Từ, tự hào và vinh dự cho những người thợ may. Làng nghề may comple xã Vân Từ phấn khởi cho ra đời những bộ comple sang trọng, hợp thời trang và giá thành tương xứng với nhu cầu thị hiếu của mọi tầng lớp khách hàng. Nghề may comple cùng với di tích nhà cổ làng Cựu đã trở thành điểm du lịch, trầm mặc rêu phong, ngày ngày nườm nượp khách du lịch trong và ngoài nước về thăm.


Ông Nguyễn Thanh Xuân - Bí thư Đảng ủy xã Vân Từ.


Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thanh Xuân, Bí thư Đảng ủy xã Vân Từ cho biết: Xã Vân Từ về đích xây dựng Nông thôn mới năm 2015 (về đích sớm thứ 2 của huyện Phú Xuyên). Năm nay, huyện Phú Xuyên chọn xã Vân Từ làm nơi tổ chức “Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống may comple xã Vân Từ, lần thứ nhất - 2019”, với quy mô khoảng 150 gian hàng, riêng xã Vân Từ chiếm 45 gian hàng trưng bày các sản phẩm nghề may Vân Từ. Còn về lịch sử nghề may Vân Từ là có từ những năm đầu của thế kỷ XX. Có những cụ xuất thân từ quê hương Vân Từ ra Hà Nội lập nghiệp, mở ra các nhà may và làm ăn rất phát triển. Trong thời kỳ bao cấp, nghề may chậm phát triển; bước sang thời kỳ đổi mới, nghề may mới dần phục hồi và phát triển đến ngày nay. Địa phương vẫn đang duy trì và tổ chức giỗ Tổ nghề may vào ngày 12 tháng Chạp hàng năm để tưởng nhớ công đức Tổ nghề và các bậc tiền nhân đã có công lưu truyền nghề cho hậu thế.

Cũng tại trụ sở UBND xã, trước đây cũng đã mở được vài lớp dạy nghề may cho hơn 100 học viên là người dân địa phương. Nghề may trước đây đã thu hút được số đông lao động trong thời kỳ nông nhàn (thời kỳ này, nông nghiệp một năm có 2 vụ lúa, có làm thêm nghề phụ là nghề may). Khoảng năm 1990, chủ yếu là gia công cho Hà Nội, từ năm 2000 đến nay, nhìn chung, các doanh nghiệp, các nhà may đều rất chủ động trong việc mua vải về cắt, mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc về mở rộng quy mô, tuyển thêm lao động, phát triển nghề may. Xã Vân Từ hiện nay có trên 20 công ty, doanh nghiệp và các nhà may. Nhà may nào cũng đều có một thương hiệu riêng, đã và đang giải quyết việc làm cho trên 1000 lao động nghề may trên địa bàn xã Vân Từ. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Có nhiều hộ đã xây dựng được nhà đẹp, mua sắm ô tô. Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng trên 100 hộ có xe ô tô. Làng nghề phát triển ổn định. Hiện tại, xã Vân Từ đang đề xuất được công nhận là xã nghề, và xây dựng thương hiệu “may comple Vân Từ”, xây dựng và phát triển điểm du lịch làng nghề xã Vân Từ.

Bài và ảnh: Hoài An

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động