Vê Tân Châu thăm làng nghề truyền thống
Chiếu uzu là loại chiếu được dệt từ cây uzu - loại cây được trồng ở khu vực biển hồ Tonlé, Campuchia. Nghề dệt chiếu Uzu hình thành hơn chục năm gần đây, góp phần làm nên diện mạo mới cho nghề dệt chiếu truyền thống ở vùng đất Tân Châu An Giang. Chiếu uzu có bộ bóng, đẹp và bền chắc. Trước đây, nghề dệt chiếu uzu của Tân Châu được các gia đình thực hiện theo phương pháp dệt thủ công, nhưng từ khoảng những năm 1990 – 2000, chiếu uzu dần được ứng dụng bởi máy móc tạo nên.
Sản phẩm lụa thổ cẩm Châu Giang
Ở thị xã Tân Châu hiện nay có 4 cơ sở dệt chiếu uzu, là: Tân Châu Long, Trung Nghĩa, Phương Hà và Tài Thọ với hơn 70 lao động làm việc thường xuyên. Trung bình mỗi cơ sở sản xuất được khoảng 200 chiếc chiếu/ngày, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 2,5-3,2 triệu đồng/tháng.
Song, nguồn nhiên liệu để tạo nên chiếu uzu còn phụ thuộc nhiều vào nước bạn. Giá thành cây uzu hiện nay khá cao, hơn 50.000 đồng/kg. Vì thế ngoài dệt chiếu uzu, các xưởng dệt hiện nay còn nhập các nguồn lát từ các tỉnh như Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp,… để dệt nên chiếu lát truyền thống của Việt Nam, bởi giá thành cây lát chỉ khoảng 20.000 đồng/kg. Do giá thành cây uzu cao hơn lát Việt Nam nên chiếu uzu khi ra thành phẩm có giá cao hơn chiếu truyền thống Việt Nam.
Nghề dệt chiếu truyền thống từ cây uzu tại thị xã Tân Châu (tỉnh An Giang) đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn đồng thời cũng là mô hình sản xuất gắn với du lịch. Bên cạnh sản phẩm chiếu là chủ lực, các sản phẩm thủ công truyền thống cũng đã góp phần thu hút khách du lịch đến mua sắm, tham quan và trải nghiệm làng nghề.
Dệt thổ cẩm truyền thống Châu Giang
An Giang với bốn dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Hoa, Chăm, Khmer). Trong đó, số người Chăm sống ở An Giang đông nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nằm đối diện với thành phố Châu Đốc, cạnh mình bên bờ sông Hậu, xã Châu Phong (thị xã Tân Châu) là nơi tập trung đông đảo người Chăm sinh sống và nổi tiếng với làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Thổ cẩm Châu Giang là thứ thổ cẩm được dệt nên theo phong cách của người Malaysia, người Chăm đã làm ra các sản phẩm đẹp và sang trọng như icat (khăn làm của hồi môn khi lấy chồng), những tấm khăn, khúc vải óng ánh sắc màu. Các sản phẩm: Xà rông hoa, tơ thổ cẩm, áo thổ cẩm, bóp, khăn thêu, hộp đựng nữ trang,.. Người Chăm ở đây dùng loại thổ cẩm này để may các trang phục truyền thống của mình. Những sản phẩm thổ cẩm khi hoàn thành màu sắc sắc nét và lâu phai, các hoa văn trên sản phẩm mang đậm nét đặc trưng của người Chăm Nam Bộ.
Ngày nay, kỹ thuật dệt ngày càng được đổi mới nhưng thổ cẩm của người Chăm ở Châu Giang vẫn giữ nguyên kỹ thuật và phong cách. Những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng mỗi vùng.
Từ khi du lịch làng nghề dệt thổ cẩm ở các làng Chăm Châu Phong (thị xã Tân Châu) phát triển, lượng khách du lịch đến thăm quan ngày càng đông, kinh tế của các gia đình đồng bào Chăm nhờ đó đã khấm khá hơn trước. Làng dệt thổ cẩm Châu Giang ngày càng được nhiều người biết đến, tạo nên nét đặc trưng văn hóa của người dân làng nghề dệt thổ cẩm Châu Giang (Tân Châu – An Giang) nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung.
Dệt lụa Tân Châu
Dân gian có câu “Lụa Tân Châu, trâu Nhà Bàng”. Từ lâu, nghề dệt lụa Tân Châu đã là niềm tự hào của bà con vùng đất An Giang nói chung, bà con Tân
Châu nói riêng.
Năm 1908, sau khi Viện tằm tơ được thành lập, Tân Châu trở thành nơi đầu tiên được chọn để phát triểu ngành dâu tằm và dần trở thành trung tâm sản xuất, buôn bán tằm lớn. Đến những năm 1945, Tân Châu đã có một số “nhà tằm” tư nhân. Đến năm 1960 có hàng trăm nhà dệt.
Sản phẩm lụa Tân Châu nổi tiếng bậc nhất xứ Nam Kỳ xưa là lụa Lãnh Mỹ A. Lụa Lãnh Mỹ A bóng loáng, không co giãn, hút ẩm tốt. Nên vào thời Pháp thuộc, đây là loại lụa được rất nhiều người săn đón và trở nên khá đắt đỏ. Bởi bản chất làm nên độ nổi tiếng của lụa Lãnh Mỹ A là nhờ vào phẩm nhuộm lấy từ trái mặc nưa – loại cây có nhiều ở địa phương. Người dân đem trái mặc nưa giã nát hòa vào nước và sau đó cho lụa nhúng vào dung dịch nhiều lần để từng sợi tơ được thấm đều màu và sau mỗi lần nhúng phải dùng tay vắt kỹ rồi phơi cho khô. Công đoạn nhuộm màu là công đoạn khó khăn và tốn nhiều thời gian nhất.
Ngày nay, Lãnh Mỹ A càng được tôn vinh hơn khi được nhiều nhà thiết kế đưa lên các sàn diễn thời trang lớn nhỏ trong và ngoài nước gây được tiếng vang lớn.
Vải lãnh Mỹ A có một mặt bóng và một mặt mờ, bề mặt lãnh mịn, đen bóng, càng dùng lâu sẽ càng trở nên óng ả.
Điều đặc biệt và cũng là nét đặc trưng của lãnh Mỹ A nằm ở tính không hút ẩm và không co giãn, mùa hè mặc thoáng mát, mùa đông mặc ấm.
Bài và ảnh Trương Hoàng Hân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn
10:34 | 12/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










