Về Cẩm Lệ xem "nghệ nhân" làm hàng thủ công mỹ nghệ
Đặc biệt, gian trưng bày của HND phường Hòa Thọ Đông có trưng bày khoảng 20 tác phẩm thủ công mỹ nghệ chế tác từ tre, nứa, gỗ đã thu hút nhiều người đến xem, ai cũng không tiếc lời khen ngợi. Bà Hứa Thị Thùy Phương, Chủ tịch HND quận Cẩm Lệ (TP. Đà Nẵng) cho hay, đây là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khá tinh xảo do hội viên Nguyễn Văn Phúc (57 tuổi, trú tổ 54, phường Hòa Thọ Đông
chế tác.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phúc cho hay, anh sinh sống bằng nghề xây dựng, nhưng cách đây 5 năm, lúc “nghề nhàn” anh mày mò, tỉ mẩn chế tác hàng thủ công mỹ nghệ. Các tác phẩm chỉ hoàn thiện trong một ngày hoặc hơn có giá từ 60.000 đồng đến 200.000 đồng như: Xe xích lô, xe lôi, xe đạp, chuông gió, mâm ngũ quả, cối xay lúa, cối xay bột, thuyền đua, đèn chùm…. Các tác phẩm hoàn thiện trong 3 ngày hoặc hơn có giá từ 300.000 - 500.000 đồng như: Cối quay nước Chim công, thư pháp… Đối với các tác phẩm hoàn thiện mất nhiều thời gian chế tác như: Nhà rường xứ Quảng, nhà cảnh, trang thờ ông Địa… có giá từ 1.000.000 đồng trở lên.
Từ nguyên liệu là tre, lồ ô, giang, gỗ… qua bàn tay khéo léo của anh đã tạo ra hàng trăm tác phẩm độc đáo như các bộ “cặp chim công” hoàn toàn bằng tre, trúc với những gốc tre, trối tre uốn lượn có cánh như “rồng bay phượng múa” hoặc các dụng cụ trang trí mỹ thuật được chế tác rất công phu như: Đua thuyền, nhà rường, đèn chùm, chuông gió, cối quay nước...; hoặc những chiếc xe đạp siêu nhỏ, cối xay lúa, cối đá... trông rất thanh nhã nhưng không kém phần mỹ thuật. Có thể thấy, phần lớn các tác phẩm của anh Phúc tạo ra thể hiện nét văn hóa đặc sắc trông như một bảo tàng thu nhỏ về làng quê xứ Quảng xưa.
Để thỏa tính tò mò, chúng tôi đến tham quan “cơ xưởng” của anh sau ngày bế mạc phiên chợ và rất ấn tượng khi đến nhà anh Phúc khi nhìn thấy từ trong nhà ra ngoài ngõ trưng bày nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ bằng tre, lồ ô, giang… đa dạng và độc đáo. Nhất là trong phòng khách trưng bày gần kín các tác phẩm nghệ thuật trông như một vườn tượng cổ tích giữa đời thường.
Trên bức tường nhà anh Phúc có treo nhiều tranh thư pháp khá độc đáo với những câu thơ mang tính giáo dục cao với kiểu chữ cách điệu bằng cách cưa nghiêng những ống lồ ô với hình tượng “thư pháp 3D” mỹ thuật như các câu: “Trời thêm ngày tháng người thêm tuổi / Xuân khắp non sông phúc khắp nhà”; “Dạy con đọc sách thánh hiền / Còn hơn để lại bạc tiền đầy rương”.
“Nguyên liệu dùng để chế tác các loại hàng là các loại tre, nứa, lồ ô, giang từ vùng cao huyện Nam Giang (Quảng Nam) để khô tự nhiên khoảng 1 năm, sau đó mới làm, đảm bảo độ bền và cũng để chống côn trùng ăn. Làm tranh ghép bằng tre, trúc phải trải qua nhiều công đoạn, nhưng khó nhất vẫn là khâu tạo hình. Trước hết phải vẽ hình trên nguyên liệu rồi cưa, cắt, đục, gọt, giũa, mài, dán… Do sử dụng màu tự nhiên của các họ dòng tre nên các bức tranh luôn tươi tắn, sinh động.
“Thời gian qua, tôi ở nhà túc tắc làm và cũng bán được một số tác phẩm. Tuy số tiền thu được từ bán sản phẩm chưa nhiều nhưng đó là niềm vui đối với tôi. Trong tương lai, tôi mong các cấp hội tạo điều kiện cho tôi được mang sản phẩm đến các nơi du lịch, nơi đông người để tôi vừa chế tác vừa bày bán như vậy mới tiêu thụ được ”- Anh Phúc tâm sự.
Vừa qua, vào tháng 8-2022, anh Phúc còn “lấn sân” sang nghề đúc chậu kiểng và đã cho “xuất xưởng” gần 100 chậu kiểng lớn nhỏ khá đẹp mắt. Vừa vẽ các “hoa văn họa tiết” trên thân chậu, anh Phúc cho hay, cứ mỗi ngày anh túc tắc đúc hoàn thành 1 chậu. Đến với nghề mới nầy, anh đầu tư khoảng 10 triệu đồng để mua khuôn, dụng cụ, sơn…Khuôn đúc của anh mua có 2 loại, loại lớn có đường kính 60cm -45cm (có giá 2.000.000 đồng), loại nhỏ có đường kính 45cm -35cm) có giá 600.000 đồng.
Quy trình đúc chậu của anh bắt đầu từ việc ráp khuôn, lấy mực cân bằng, trộn vữa nhuyễn (3 cát+1 xi măng), đổ vữa vào khuôn…Để nơi râm mát, 1 ngày sau thì tháo khuôn cho ra sản phẩm gọi là “chậu thô” và tiếp tục gia công “làm nguội” như tô màu các hoa văn họa tiết như: Cá chép, chữ tài lộc…, trên thân chậu bằng sơn nước với các màu vàng, hồng, xanh…Sản phẩm bán ra cho người tiêu dùng loại lớn có giá 700.000 đồng (1 cặp kèm đế) và loại nhỏ có giá 300.000 đồng (1 cặp).
Theo anh Phúc, nghề gia công đúc chậu kiểng cần đòi hỏi người làm phải hết sức tỉ mẩn, cẩn thận và có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Chỉ cần một cái chậu kiểng kém chất lượng đưa ra thị trường thì sau này không ai đến với mình nữa. Cho nên, tuy mới đi vào sản xuất nhưng anh Phúc đã cần mẫn sản xuất gần 100 sản phẩm có chất lượng cho cư dân quanh vùng để trồng hoa, cây cảnh…
Bài và ảnh Tiên Sa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP