Văn hóa làng nghề góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt
Có một thực tế phổ biến là ở hầu hết các làng nghề vốn văn hóa truyền thống được gìn giữ bền lâu hơn những làng khác. Vốn văn hóa ấy lại rất phong phú với nhiều loại hình khác nhau. Hiện nay, các làng còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống nhất lại là những làng nghề. Từ di tích, phong tục cùng các tiềm năng văn hóa khác đều được giữ gìn khá tốt một điều rõ ràng so với các làng làm nông nghiệp thuần túy, làng nghề có điều kiện nhiều hơn về kinh tế. Hơn nữa họ có tay nghề cho nên các di tích ở các làng ấy thường xuyên được tu bổ nhờ sự giúp đỡ của nhiều “mạnh thường quân” hơn, được công đức nhiều hơn. Đặc biệt là một số phong tục, nghi lễ mang tính nông nghiệp sơ khai và rất cổ lại do chính các làng nghề lưu giữ nhiều hơn là các làng nông nghiệp thuần túy.
Thờ cúng tổ nghề là một nét văn hóa của làng nghề, gần như không có một làng nghề nào mà không thờ một vị tổ sư của làng nghề mình. Cùng với lễ giỗ tổ nghề là lễ hội làng nghề, nếu ngày lễ giỗ tổ nghề đồng thời là ngày hội làng thì lễ hội làng ấy có quy mô khá lớn. Vốn dĩ là làng nông nghiệp, nên làng nghề đã có đặc tính của làng xã nông thôn Việt Nam. Vì vậy, khi trở thành làng nghề do nhu cầu bảo vệ nghề, do việc phải cố kết làm ăn trước các cộng đồng nghề khác, nên tính cộng đồng của họ ở mặt nào đó còn cao hơn ở làng nông nghiệp.
Văn hóa làng nghề ngoài lễ hội, khoán ước và lễ giỗ tổ nghề còn nhiều loại hình khác rất phong phú như ca dao, ngạn ngữ nói về nghề, những truyền thuyết về những vị tổ nghề. Có thể nói làng nghề nào cũng có những câu ca dao hay ca ngợi về làng, về nghề và những con người tài năng của nghề đó. Có một nét đặc sắc khác trong văn hóa làng nghề đó là sự năng động linh hoạt, chuyển đổi rất nhanh nhạy trước những biến động của thời cuộc, của thị trường. Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó chỉ cần xem xét cụ thể một làng nghề trong các giai đoạn lịch sử sẽ thấy được tình trạng chung của làng nghề khác.
Văn hóa làng nghề bao gồm các thành tố như di tích, lễ hội, phong tục, tín ngưỡng thờ tổ nghề, mối quan hệ của người dân làng nghề, bí quyết và kỹ thuật truyền nghề, ý nghĩa biểu tượng văn hóa trong các sản phẩm của làng nghề… có mối quan hệ tác động tương hỗ, gắn bó mật thiết với nhau tạo thành văn hóa làng nghề. Đặc biệt trong văn hóa nghề, vai trò của các nghệ nhân, người giữ linh hồn và bí quyết nghề nghiệp họ luôn có vai trò sáng tạo và trao truyền kỹ năng từ thế hệ này đến thế hệ khác. Vì vậy, trong các thành tố của văn hóa làng nghề thì nghệ nhân được xem là một trong những thành tố quan trọng cần được quan tâm từ hai phương diện, trước hết là quyền lợi của nghệ nhân và trọng tâm hơn cả là tri thức nghề nghiệp của nghệ nhân.
Giá trị văn hóa của làng nghề nước ta còn thể hiện trong các nghệ nhân - những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm mới vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của nghệ nhân trong điều kiện mới. Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề gắn với trí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ nhân được lưu truyền từ hàng trăm năm nay đang được kế thừa, khôi phục. Đó là những hoa văn, những họa tiết được lưu giữ từ nhiều đời trong những sản phẩm mỹ nghệ, những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa của người thợ thủ công và sắc thái riêng của làng nghề truyền thống. Mỗi sản phẩm làng nghề không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thông thường mà còn là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thông minh, sáng tạo, tinh thần lao động của nghệ nhân, đó là những sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao.
Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nước ta được mệnh danh là đất nước của làng nghề, nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, văn nghệ dân gian được bồi đắp qua nhiều năm, sản sinh và lưu giữ những giá trị có hàm lượng văn hóa, lịch sử tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Bằng trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân người Việt đã bền bỉ gìn giữ và phát triển những làng nghề truyền thống, di sản văn hóa Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc.
Bài và ảnh: Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại
09:08 | 15/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Những yếu tố sống còn của làng nghề
14:31 | 10/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Sức sống ở làng nghề Yên Bái
09:31 | 04/04/2025 Nghiên cứu trao đổi

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống
11:34 | 02/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng
10:03 | 21/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống
09:45 | 13/03/2025 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam
15:44 | 06/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị
11:40 | 01/03/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề
21:08 | 20/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề
19:28 | 13/02/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:29 | 21/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao
14:44 | 14/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 | 05/01/2025 Nghiên cứu trao đổi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ
09:22 | 17/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Một số nghề thủ công truyền thống của người Mường ở Tân Lạc Hòa Bình
09:23 | 09/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần đa dạng mẫu mã sản phẩm làng nghề để đẩy mạnh xuất khẩu
13:51 | 06/12/2024 Nghiên cứu trao đổi

Thực trạng xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
09:08 | 28/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 | 26/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?
08:56 | 14/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 | 07/11/2024 Nghiên cứu trao đổi

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân