Ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới phương pháp sản xuất nước mắm

LNV - Với nhiều làng nghề làm mắm truyền thống, lại nằm ngay ven bờ Vịnh Bắc bộ với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhưng thị phần nước mắm truyền thống của Thanh Hóa lại khá khiêm tốn. Thời gian gần đây, nhiều chủ cơ sở sản xuất năng động đã mạnh dạn đổi mới cách thức sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả nghề truyền thống này, bước đầu đưa được sản phẩm vào các chuỗi siêu thị, thị trường bán lẻ cả nước và xuất khẩu.


Cơ sở sản xuất nước mắm Vị Thanh ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn muối mắm trong thùng gỗ bằng phương pháp nén gài.

Nằm ngay ven Cảng cá Lạch Bạng với lượng tàu thuyền lớn cập cảng nhộn nhịp quanh năm, cơ sở sản xuất nước nắm và các loại mắm của Công ty TNHH chế biến hải sản Ba Làng chưa bao giờ thiếu nguồn nguyên liệu. Đây là cơ sở sản xuất nước mắm có quy mô lớn nhất tại “thủ phủ mắm Thanh Hóa” thuộc phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn, với sản phẩm nước mắm mang thương hiệu Tuyến Hòa khá nổi tiếng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, từ tháng 9–2019, ông Nguyễn Văn Tuyến, giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống pin mặt trời để tạo nhiệt lượng làm ấm các bể mắm và vận hành hệ thống khuấy đảo nước mắm tự động.

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống mới này là dùng giàn pin thu ánh sáng mặt trời, chuyển hóa thành nhiệt năng duy trì nhiệt độ trong các bể mắm ở nhiệt độ khoảng 28 độ C trở lên. Cùng lúc, hệ thống bơm tự động sẽ hút nước mắm trong các bể liên tục chảy qua hệ thống làm ấm theo chu kỳ khép kín. Nhiệt độ phù hợp sẽ kích thích các vi khuẩn có lợi phát triển, lại không phải khuấy đảo chượp mắm thủ công vì dòng nước mắm trong các bể liên tục được khuếch tán. Trên thực tế, miền Bắc nói chung, Thanh Hóa nói riêng có mùa đông giá lạnh, trở thành trở ngại cho nghề mắm, làm chất lượng nước mắm kém hơn các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng giàn pin năng lượng mặt trời đã khắc phục được nhược điểm này.

Theo ông Nguyễn Văn Tuyến, vào mùa đông, cá muối trong bể chẳng khác cấp đông nên khó phân hủy, vừa dẫn đến thời gian cho một mẻ mắm quá lâu, lại ảnh hưởng đến chất lượng mắm. Lâu nay, thời gian một mẻ mắm đang từ 20 đến 24 tháng mới đủ thời gian “ngấu”, nay áp dụng công nghệ mới này nên chỉ cần muối 12 tháng là chúng tôi đã đưa được sản phẩm nước mắm ra thị trường. Thời gian chỉ còn một nửa, tất nhiên là vốn đầu tư cũng được luân chuyển nhanh, hiệu quả kinh tế tăng gấp đôi.

Một lợi ích khác không thể không nhắc đến khi ứng dụng hệ thống này trong muối mắm là giảm được đáng kể nhân công. Trước kia, cơ sở luôn phải duy trì 4 – 5 lao động chuyên khuấy đảo và phơi mắm hằng ngày, thì nay khâu này không cần nữa. Không phải mở các thùng và bể ra phơi nắng nên cũng không còn nguy cơ bị côn trùng hoặc mưa làm hỏng mắm. “Trước đây, mắm phải phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời nên bị bốc hơi, 10 kg cá chỉ thu được 2 đến 2,5 lít nước mắm, nhưng nay chúng tôi có thể thu được 3 đến 3,5 lít nước mắm” – ông Tuyến chia sẻ.

Thời gian gần đây, sản phẩm nước mắm Tuyến Hòa đã vào được chuỗi cung ứng của hệ thống Siêu thị BigC và Co.opmart trong cả nước với số lượng bán ra mỗi tháng khoảng 200 triệu đồng. Mỗi năm, doanh nghiệp cũng xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản khoảng 40.000 lít nước mắm. Trong tháng 11–2021, đơn vị đã có đơn hàng xuất khẩu đi Đài Loan, đồng thời đàm phán với một đơn vị trung gian để đưa sản phẩm của mình vào thị trường Trung Quốc.

Cũng tại thị xã Nghi Sơn, cơ sở sản xuất nước mắm của anh Nguyễn Thế Hoàng, ở phường Hải Bình cũng có nhiều đổi mới trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từng có hơn 10 năm bôn ba làm việc trong Nam, ngoài Bắc, ông chủ trẻ luôn lưu tâm để tích lũy cho mình kinh nghiệm làm mắm cũng như phát triển thị trường. Từ đó, nghề làm mắm truyền thống nhiều đời của gia đình đã được anh Hoàng đổi mới để tạo bước đột phá. Năm 2017, trước khi quyết định hồi hương để nối nghiệp cha ông, thanh niên Nguyễn Thế Hoàng đã khăn gói dọc các làng mắm ven biển của miền Trung và miền Nam để tìm hiểu những ưu điểm, nhược điểm của nghề sản xuất nước mắm truyền thống.

“Lưu lại lâu nhất là Phú Quốc, Nha Trang, Sóc Trăng, Vũng Tàu và Cà Mau, tôi nghiệm ra rằng, phải thay đổi phương pháp muối mắm ở Thanh Hóa nói chung và Hải Bình nói riêng. Cũng là muối mắm từ cá, nhưng truyền thống Thanh Hóa chủ yếu dùng phương pháp đánh khuấy, có nghĩa liên tục khuấy đảo làm tan bã chượp rồi lặng lấy nước mắm. Phương pháp này có nhược điểm làm vỡ bụng cá, phần phân cá bị đánh tan đều nên gây mùi hôi và khắm nước mắm. Tôi quyết định du nhập cách muối phổ biến ở phía Nam là gài nén, dùng vỉ chèn chặt và không hề khuấy đảo nên con cá muối chỉ teo lại nhưng vẫn còn nguyên. Nước mắm thỉnh thoảng được rút ra phơi nắng bớt mùi hôi, sau lại bơm trở lại để tạo sự khuếch tán” – anh Hoàng, chia sẻ.

Một đổi mới khác là anh Hoàng đã đầu tư nhiều tỷ đồng, thuê đóng các thùng gỗ bời lời từ Phan Thiết đem về muối mắm. Qua thực tế, muối mắm thùng gỗ như các tỉnh phía Nam thì nước mắm có màu cánh gián đẹp hơn, thơm hơn, lại vệ sinh hơn muối bằng bể bê tông như nhiều cơ sở trong tỉnh hiện nay. Tuy mới phát triển sản xuất quy mô lớn tại phường Hải Bình từ năm 2017, nhưng sản phẩm nước mắm nhãn hiệu Vị Thanh của anh Hoàng đã thâm nhập rộng khắp các chuỗi bán lẻ trong và ngoài tỉnh. Gần đây, qua một công ty trung gian, sản phẩm nước mắm Vị Thanh đã xuất khẩu được sang thị trường Hàn Quốc, hiện đang xúc tiến xuất khẩu sang Cộng hòa Liên bang Nga.

Nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả cũng như hiện đại hóa nghề mắm, hiện cơ sở sản xuất mắm Vị Thanh còn ứng dụng nhiều máy móc hiện đại trong các khâu sản xuất nước mắm. Thay vì lọc nước mắm bằng vải thủ công như truyền thống trước khi đóng chai, anh Hoàng đã mua sắm máy lọc na-nô hiện đại. Điều này đã mang lại ưu điểm là nước mắm đã được lọc cả những phần thịt cá nhỏ li ti, nên nước mắm trong, màu ít đen hơn nước mắm truyền thống. Việc cho nước mắm vào chai cũng được thực hiện bởi hệ thống máy chiết rót tự động hiện đại, vừa hợp vệ sinh, lại tiết giảm được nhiều nhân công lao động.

Đi đầu trong đổi mới công nghệ, thay đổi phương pháp muối mắm truyền thống để đáp ứng nhu cầu thị trường phải kể đến Công ty TNHH Lê Gia ở xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Từ hơn 5 năm qua, giám đốc công ty là doanh nhân trẻ Lê Anh cũng lặn lội học tập kinh nghiệm muối mắm gài nén trong thùng gỗ ở các tỉnh phía Nam. Quá trình sản xuất luôn được áp dụng nhiều máy móc để đóng chai tự động, dán nhãn tự động... để thay thế lao động thủ công. Thực tế cho thấy, những công ty, cơ sở sản xuất đi đầu trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, đều cho hiệu quả cao hơn cách làm truyền thống có phần lạc hậu và bảo thủ lâu nay. Từ đó, thị trường cho các sản phẩm ngày càng rộng mở, góp phần nâng cao chất lượng cũng như uy tín và thị phần của nước mắm Thanh Hóa trên thị trường cả nước.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.

Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái

Tháng Nhân đạo năm 2025, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định tổ chức chương trình Chợ Nhân ái 0 đồng, phục cho 200 bà con là hộ nhèo, cận nghèo, khó khăn, với gần 30 mặt hàng như gạo, mì tôm, các loại nhu yếu phẩm, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ bà con phần nào khó khăn
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An
Giao diện di động