Tuyên Quang: Vỗ béo trâu, nghề làm giàu trên vùng cao Lâm Bình
Nghề nuôi trâu vỗ béo tại Lâm Bình cho thu nhập khá.
Ông Trần Văn Trung - Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện cho biết: Việc phát triển nghề nuôi trâu, vỗ béo theo hướng hàng hóa tại Lâm Bình là hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế nhưng để con trâu sau khi vỗ béo bán ra thị trường với chất lượng tốt, trở thành hàng hóa đặc trưng của địa phương thì huyện cũng cần có sự hỗ trợ về khoa học kỹ thuật của trung ương và của tỉnh để cung cấp tư liệu và kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là việc lựa chọn con giống, duy trì đàn, chăn nuôi nhốt hoặc bán chăn thả đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện nay vấn đề đầu ra cho sản phẩm trâu, là không đáng ngại, bởi thương lái khắp từ Hà Nội rồi các tỉnh lân cận đều đã biết đến thị trường trâu nuôi nhốt vỗ béo ở huyện Lâm Bình, số hộ thường xuyên đi buôn bán trâu, bò ở các chợ và đưa về các tỉnh dưới xuôi bán. Nhiều hộ gia đình đã chủ động sử dụng những diện tích đất ven suối, soi bãi hoăc đất vườn đồi để trồng cỏ voi, và các loại cỏ khác để phục vụ chăn nhốt.
Bình An là một trong những xã điển hình của huyện với nhiều hộ tham gia thực hiện nuôi trâu, tập trung ở các thôn Tiên Tốc, Nà Coóc, Phiêng Luông, Tát Ten. Ông Ma Công Khâm - Chủ tịch UBND xã Bình An chia sẻ, trên địa bàn xã hiện có trên 1. 236 con trâu, bò. Trong đó, đàn trâu có 906 con. Đây là số lượng trâu, bò mà địa phương đã duy trì trong nhiều năm trở lại đây. Lợi thế ở địa phương thuận lợi gần QL 279 nên việc buôn bán và vận chuyển khá thuận lợi. Chỉ có điều trong hai năm trở lại đây do có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn huyện nên giá cả trâu, bò không ổn định, điều này ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi của một số hộ dân. Mặc dù đất bãi chăn thả ở địa phương có thu hẹp nhưng nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến việc chăn nuôi khi số diện tích trồng cỏ voi của xã đã phát triển triên 5 ha...Xã phát triển diện tích trồng cỏ rnên khá thuận lợi trong việc chăn nuôi nhốt và bán chăn thả đại gia súc. Ngoài ra, địa phương luôn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân để phát nghề chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa.
Ông Đặng Văn Lâm ở thôn Nà Cọn, xã Thổ Bình là người đã chăn nuôi trâu, bò vỗ béo và buôn bán ở địa phương nhiều năm nay. Hiện gia đình ông đã xây dựng được nhà khang trang, trong chuồng trâu đang có gần 25 con trâu nhỡ được ông mua về để nuôi nhốt. Ông Lâm cho biết có được cơ ngơi hôm nay cũng là nhờ chăn nuôi và buôn bán trâu, bò. Sản phẩm đầu ra của thị trường trâu, rất ổn định trong nhiều năm trở lại đây. Hơn nữa chủ chăn nuôi chủ động liên kết với HTX công nghệ cao Tiến Thành, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) bình quân 3 tháng xuất một lứa trung bình mỗi con lãi trên 4 triệu đồng mỗi năm xuất được 4 lứa. Theo ông Lâm thì người nuôi nhốt cũng phải bỏ công đi tìm ở các thôn bản trong huyện để mua trâu, của những gia đình có trâu, nhưng thiếu nhân lực, buộc phải bán để lấy tiền trang trải và tiếp tục duy trì đàn. Ngoài ra, người dân ở đây đến các chợ phiên tại các tỉnh bạn như Hà Giang, Bắc Kạn để tìm mua về. Giá mua đầu vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/con.
Trăn trở nhất hiện nay của huyện Lâm Bình là công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn trâu, có nơi làm chưa tốt. Do vậy mỗi khi trâu, bò mắc bệnh làm ảnh hưởng lớn đến việc cấp giấp kiểm dịch và vận chuyển, buôn bán đại gia súc. Hơn nữa, do một số hộ chăn nuôi vẫn duy trì một con đực giống để phối cho cả đàn theo kiểu cận huyết thống nên trâu, bò sinh sản ra thường không to, béo và khỏe như các con trâu, bò ở các địa phương khác. Vấn đề vệ sinh chuồng trại cũng chưa thực sự được người dân quan tâm. Nhiều chuồng trại không được quét dọn nên rất mất vệ sinh; có nơi chuồng làm qúa sơ sài, thậm chí mái không che chắn hết nắng, mưa nên ảnh hưởng tới sinh trưởng của trâu, bò... Giải quyết được những hạn chế nói trên, sẽ giúp nghề nuôi trâu, bò vỗ béo ở huyện vùng cao Lâm Bình sẽ đạt hiệu quả bền vững.
Thái Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 OCOP

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 Tin tức

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 Làng nghề, nghệ nhân