Tuyên Quang: Giữ “hồn” nghề làm cơm lam
Nghề làm cơm lam ở phường Mỹ Lâm có từ những năm 90 của thế kỷ trước, do ông Mông Trí Thức, người ở tỉnh Bắc Kạn sang Tuyên Quang lập nghiệp truyền lại cho dân nghèo. Ông từng là Giám đốc Bệnh viện Suối khoáng Mỹ Lâm, khi đó, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, ông mở lò đốt cơm lam. Vừa là để đỡ nhớ nghề, cũng là để kiếm thêm đồng ra đồng vào, cải thiện đời sống, nuôi bọn trẻ ăn học. Cơm lam nhà ông Thức trở thành món ăn độc đáo, được du khách đến nghỉ dưỡng khu suối khoáng rất ưa chuộng. Hàng làm ra không đủ bán, nhiều người nghèo đến xin học nghề, ông Thức truyền dạy cho và theo nghề từ đấy.
Bà Hoàng Thị Lợi nướng cơm lam.
Giờ ông Thức đã mất, nhưng người làm cơm lam ở Mỹ Lâm vẫn nhớ tới ông, dành cho ông tình cảm đặc biệt. Toàn phường có hơn 20 hộ làm nghề này, cuộc sống thay đổi từ đấy, nhiều người xây được nhà cửa và nuôi được con cái học hành chu đáo. Bà Hoàng Thị Lợi, dân tộc Cao Lan ở tổ dân phố Cây Trám đã có 24 năm làm nghề cơm lam vẫn nhớ như in những ngày đầu được ông Thức nhận vào làm. Bà bảo, ông ấy là người hiền lành, tốt tính, ai đến xin học nghề ông đều dạy miễn phí. Thế là dân nghèo ở đây có thêm thứ nghề mới, bám nghề để sống, có thời điểm cả làng đỏ lửa vì cơm lam bán đi khắp ngả, miền ngược, miền xuôi đặt cơm lam, người làm không hết việc. Nhà bà nghèo, từ làm cơm lam mà xây được nhà kiên cố mặt phố, giờ đất mặt tiền ở đây lên đến hàng tỷ. Cơm lam suối khoáng không lẫn vào đâu được, là bởi được đốt hoàn toàn bằng gỗ chắc, không đốt bằng than hay nguyên liệu nào khác. Ống làm cơm lam bằng tre gai bánh tẻ, được rửa sạch sẽ. Người làm cơm lam còn cẩn thận xem từng đốt tre, nếu tre có sâu phải xử lý ngay, nếu không làm cho cơm hỏng, ăn sẽ bị đắng, cơm trở màu vàng, mất đi sự hấp dẫn. Đốt cơm lam là cả một nghệ thuật, lửa không quá to, cơm sẽ bị cháy, nếu yếu lửa, cơm sẽ sẩn, thiếu vị lửa cơm giảm vị thơm.
Giờ bà Lợi tuổi cao rồi, lại mắc chứng đau khớp, đi lại thật khó nhưng không đốt cơm lam mỗi ngày, bà thấy trống vắng. Khi nào đỏ lửa nhà mình thấy ấm áp hẳn - bà Lợi tâm sự. Người con dâu bà là Chu Thị Ngự cũng rất yêu nghề này, được mẹ truyền dạy cho, giờ cũng rất thạo việc.
Ông Nguyễn Hữu Vượng cũng ở thôn Cây Trám nổi tiếng khắp vùng với nghề làm cơm lam. Ông học nghề cơm lam cũng xuất phát từ cái nghèo, đi tìm việc, thế là được ông Thức dạy cho, duy trì nghề hơn 20 năm nay rồi. Ông Vượng bảo, cơm lam ở Mỹ Lâm được đốt từ tre gai nên cơm có vị ngọt thơm của mía lùi, hẳn thế thực khách ăn một lần nhớ mãi. Du khách ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, thậm chí ở trong Nam đến thăm thú, nghỉ dưỡng ở suối khoáng về vẫn gọi điện cho ông đặt mua làm quà biếu người thân. Đây thực sự là niềm tự hào của ông về nghề nghiệp của mình.
Giấc mơ gần lại
Dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến lượng khách du lịch đến Mỹ Lâm giảm hẳn, khiến người làm cơm lam man mác buồn. Nhiều nhà tạm đóng cửa lò, nhưng nhà ông Lợi và ông Vượng thì ngày nào cũng vẫn đỏ lửa. Dãy phố ở Cây Trám vẫn chưa có tên nhưng khá sầm uất, phía bên kia là khu nhà biệt thự của Tập đoàn VinGroup đang hối hả từng tốp thợ ngày đêm phấn đấu hoàn thiện công trình vào năm tới.
Ngồi bên lò đốt cơm lam, bà Lợi ánh lên niềm hy vọng. Bà bảo, bà chưa thấy công trình nào được xây dựng quy mô và bài bản, nhanh chóng như khu biệt thự của VinGroup. Qua báo, đài, bà được biết, thành phố, tỉnh đã xác định xây dựng Mỹ Lâm trở thành khu du lịch dịch vụ trọng điểm, chất lượng cao, tạo điểm nhấn để thu hút du khách. Sau này, đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được xây dựng, đi vào hoạt động, kết nối khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm với các địa danh nổi tiếng trong nước, du khách đến đây nhiều hơn, khi ấy những sản phẩm độc đáo của Mỹ Lâm, trong đó có cơm lam sẽ bán chạy như “tôm tươi” - Bà Lợi bày tỏ niềm hy vọng. Giờ bà có tuổi, sức yếu rồi, nhưng con dâu bà còn trẻ khỏe, nó lại yêu công việc này, vậy nên, bà không lo cái “hồn” nghề mất đi.
Chị Chu Thị Ngự âu yếm nhìn mẹ chồng rồi nói những điều khiến bà thấy ấm lòng. Chị bảo, “mẹ nuôi được nhà con bằng nghề này, không có cớ gì con không làm giàu được bằng nghề làm cơm lam”. Chồng chị Ngự không được khỏe vì bệnh tật, mọi việc chị cáng đáng cả. Chị thấy nghề làm cơm lam là phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình, không vất vả quá, không quá nặng nhọc, chồng chị có thể giúp chị việc trông lò khi đốt lửa, chị lo việc bán hàng. Bỗng chị Ngự buông tiếng thở dài, ánh mắt nhìn xa xăm. Chị nói như chắt ra những điều chị ấp ủ bấy lâu. Chị bảo, nghề này vẫn còn tự phát lắm, mạnh ai người nấy làm, chưa có sự liên kết trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Việc này phải làm ngay, chính quyền cần vào cuộc để nghề làm cơm lam phát huy giá trị trong tương lai gần.
Ông Nguyễn Hữu Vượng, hàng xóm với chị Ngự cũng suy nghĩ như vậy. Theo ông, chính quyền địa phương phải hỗ trợ các hộ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng trên thị trường. Người dân Mỹ Lâm có giàu lên hay không không chỉ phụ thuộc vào quy mô Khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng công cộng mà còn là việc phát huy giá trị các sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm cơm lam đã nổi tiếng gắn liền với thương hiệu của suối khoáng Mỹ Lâm.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Công Tĩnh, Chủ tịch UBND phường Mỹ Lâm nhấn mạnh, tỉnh và địa phương đã quy hoạch Mỹ Lâm là khu du lịch, dịch vụ chất lượng cao, do đó các sản vật đặc sản của địa phương sẽ có “đất” sống. UBND phường tiến hành rà soát, quy hoạch phát triển các ngành nghề, xây dựng các cơ sở sản xuất cơm lam có chất lượng, tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân trong nay mai.
Bài và ảnh: Thùy Linh
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông