Tranh gói và hình nổi Sa Đéc
1. Trong một chuyến đi rong Lục Tỉnh, tôi có cơ duyên gặp được một trong những môn sinh kỳ cựu của ông tổ tranh gói Trần Quang Huy là nghệ nhân Hồ Văn Tai, tại tư gia của ông ở ấp Tân Mỹ, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Theo nghệ nhân Hồ Văn Tai, ông Trần Quang Huy (tục gọi theo tên của tiệm làm tranh của ông là Thủy Tiên) vốn xuất thân từ gia đình chuyên vấn bông sáp (tức dùng sáp ong tạo nên cặp đèn có rồng phụng dùng trong lễ lạc và đám cưới, liễn chấn cho việc hiếu hỉ, làm đồ mã và bong xe hoa cho các cuộc lễ rước cộ hàng năm ở Sa Đéc… Từ việc cắt giấy làm liễn chấn, ông Huy sáng ý tạo nên cách đắp nổi, cắt dán rời từng mảng hình họa, hoa văn… và dần dần hoàn chỉnh thành kỹ thuật làm tranh gói.
Nghệ nhân Hồ Văn Tai, Sa Đéc (ảnh: Quốc Đỗ)
Tranh gói là loại tranh nổi, một dạng phù điêu thấp, ở đó các hình họa vẽ trên vải, lụa có độn bông gòn, gói kín lại để tạo thành hình nổi, rồi dán xuống tấm nền, khéo giấu mép vải. Thế nhân thời đó, có người cứ vào cách này gọi là tranh gói; lại có người căn cứ vào mặt tranh gọi là tranh nổi (tranh phong cảnh) hay hình nổi (nếu là tranh chân dung, tranh thần, phật…). Thời ấy, máy ảnh còn hiếm nên tranh gói, đặc biệt là hình nổi/tranh chân dung người quá vãng rất được ưa chuộng. Kế đó là các loại tranh thờ, bao gồm tranh Phật, Bồ Tát, tranh ông/bà độ mạng (Quan Thánh đế quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Tiên nương nương…). Loại tranh thứ ba là tranh khánh chúc (Phúc - Lộc - Thọ, Gia quan tấn tước, Mã đáo thành công…), tranh cảnh vật hoặc theo đề tài truyền thống (Sen - le, Loan - phụng hòa minh, Phú quý bạc đầu…) hoặc các điển tích có nội dung khuyến giáo rút từ truyện thơ Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa…
2. Ông Trần Quang Huy mở tiệm làm tranh gói, hiệu Thủy Tiên ở Sa Đéc vào khoảng năm 1948. Một trong những môn sanh đầu tiên của ông là ông Nguyễn Thành (sinh năm 1939). Sau một thời gian, ông Thành mở tiệm tranh gói riêng, lấy tên tiệm Nguyễn Thành. Năm 1960, ông Thành để lại cửa tiệm cho em ruột là ông Lê Văn Phải (còn gọi là Phú). Ông Thành và ông Huy lên Sài Gòn mở tiệm tranh gói Thủy Tiên ở đường Nguyễn Cư Trinh, sau dời qua đường Trần Quốc Toản (nay là đường Ba Tháng Hai), gần chùa Việt Nam quốc tự. Sản phẩm tranh gói/hình nổi từ đó trở thành nghệ phẩm thời danh với thị trường mở rộng khắp Nam Bộ. Tiệm Thủy Tiên cũng thu nạp nhiều môn sanh, đa phần là những thanh niên trốn lính, chuyên tâm kiếm sống bằng nghề. Sau này, họ trở về quê hành nghề. Nghề làm tranh gói nhờ đó mà lan tỏa đến các tỉnh miền Đông lẫn miền Tây Nam Bộ. Đến nay, từ sự truyền dạy của đội ngũ nghệ nhân này đã có được thế hệ nghệ nhân làm tranh gói thế hệ thứ ba.
Nghệ nhân Trần Quang Huy, hiệu Thủy Tiên (ảnh: Quốc Đỗ)
3. Nghệ nhân Hồ Văn Tai (sinh năm 1936) lúc còn đi học đã mê vẽ. Mỗi khi đi ngang qua tiệm Thủy Tiên đều nán lại để xem các nghệ nhân vẽ tranh và đến năm nọ, ông nài nỉ mẹ đến xin ông Trần Quang Huy học vẽ và dần dần đã vẽ thành thạo. Năm 1954, học tới lớp “tiếp liên”, do không lên Mỹ Tho xa xôi để học tiếp, ông Tai xin vào làm việc ở tiệm Thủy Tiên. Từ 1956-1960, ông theo ông Huy và ông Thành lên Sài Gòn hành nghề ở tiệm Thủy Tiên. Trong khoảng thời gian này, ông Tai vừa làm vừa theo học khóa hội họa ở trường Thế Hệ. Có được kiến thức cơ bản đó, năm 1961, ông Tai mở tiệm riêng, lấy tên là Trúc Lam ở đường Lý Thái Tổ, chuyên làm tranh nổi.
Chân dung tự họa của nghệ nhân Nguyễn Thành, TP.HCM
Danh mục tranh nổi của ông rất phong phú, bao gồm tranh chân dung, tranh thờ Phật giáo, tranh anh hùng lịch sử. Ông cũng làm các loại khánh chúc và tranh cảnh vật cặp đôi theo đề tài truyền thống và loại tranh sơn thủy/phong cảnh dựa theo ảnh chụp từ các báo chí thời bấy giờ. Loại tranh này có nhiều dụng công về kỹ thuật và có những sáng tạo mới đáng chú ý. Mặc dù, ông Tai có khuynh hướng tìm tòi cái mới, song lại bảo thủ “kỹ thuật truyền thống”: Ông dùng lụa tơ tằm làm vật liệu chính cho tranh, dùng màu pastel và muội đèn để vẽ và dùng hồ quấy bằng bột nếp pha bột gạo, phèn chua làm keo dán. Theo ông, với kỹ thuật này, bức tranh gói của ông có tuổi thọ được khoảng 60 năm.
Nghệ nhân Nguyễn Thành và Hồ Văn Tai là hai trường hợp tiêu biểu trong các môn sanh của ông Trần Quang Huy dành trọn đời cho nghệ thuật tranh gói, hình nổi đã tạo tác nên một lượng lớn tranh gói và làm nghệ phẩm này có được chỗ đứng trong công chúng. Tranh gói tự nó là nghệ phẩm có giá trị mỹ thuật độc đáo riêng, nên giờ vẫn còn được một số người đặt hàng. Chính vì vậy mà loại nghệ phẩm này còn tồn tại đến ngày nay. Có điều, giờ đây số lượng nghệ nhân làm tranh gói công kỹ, tạo hình tượng có thần, phối màu nền nã và đặc biệt chất lượng truyền thần của loại tranh chân dung càng ngày càng trở nên hiếm hoi.
Huỳnh Thanh Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông