Trăn trở chuyện giữ nghề - Làng guốc mộc Yên Xá
Tuy nhiên, hiện nay nghề làm guốc mộc nổi tiếng một thời từng làm nên tên tuổi của làng Yên Xá nay có nguy cơ bị mai một khi người tiêu dùng không còn mặn mà với guốc, trong khi xã vẫn trăn trở khi chưa có một phương án khả thi nào để bảo tồn nghề truyền thống của làng.
Từ xưa làng Yên Xá vốn nổi tiếng với các nghề truyền thống như nghề tơ sợi, nghề dệt, nhưng nghề làm guốc mộc với các sản phẩm bền đẹp, mẫu mã phong phú đã giúp làng khẳng định được tên tuổi của mình. Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm về trước. Đến Yên Xá bây giờ, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi dấu tích của một làng nghề làm guốc mộc nổi tiếng đã không còn. Nếu như trước đây, dân làng, từ già đến trẻ, từ phụ nữ đến đàn ông đều tham gia vào các công đoạn sản xuất guốc mà không có đủ hàng để bán. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các loại giày dép thời trang khiến người tiêu dùng gần như quay lưng với nghề làm guốc và số hộ làm guốc giảm nhanh chóng. Dù rất yêu nghề, nhưng do không thể sống được bằng nghề nên số hộ làm guốc giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
![]() |
Phôi đôi guốc mộc lớn kỷ lục Việt Nam đdài 2,4 m, rộng 0,7 m, cao 1, 2 m, nặng 300 kg |
Chia sẻ với chúng tôi. Ông Đỗ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều nói với giọng tiếc nuối: "Khi các loại giày dép thời trang vô cùng phong phú, đẹp mắt tràn ngập thị trường thì cũng là lúc guốc mộc Yên Xá không còn được ưa chuộng nữa. Số hộ làm guốc giảm nhanh chóng. Nếu như cách đây 20 năm, cả thôn Yên Xá có hàng trăm hộ làm guốc thì nay chỉ còn lại 2 -3 hộ giữ nghề".
Theo sự chỉ dẫn của ông Long, khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được một hộ còn làm guốc ở thôn. Đó là gia đình ông Trương Công Đức, xóm Hoa Xá. Ông Đức cho hay, năm 2007, ông cùng một nhóm nghệ nhân ở làng nghề đã tham gia làm thành công đôi guốc lớn kỷ lục Việt Nam để trưng bày tại triển lãm Vân Hồ (Hà Nội). Đôi guốc thuần mộc dài tới 2,4 m, rộng 0,7 m, cao 1, 2 m, nặng khoảng 300 kg. Để làm được đôi guốc này các nghệ nhân đã phải dày công lặn lội khắp miền núi phía Bắc ròng rã mấy tháng trời để tìm được cây gỗ đủ tiêu chuẩn. Riêng thời gian phá phôi cũng mất 10 ngày. Phần thân guốc rất kỳ công, công đoạn sơn đã ngốn mất hơn 1 tháng. Phần quai guốc được được các nghệ nhân thực hiện trong vòng 20 ngày. Hoa văn trang trí theo văn hoá phương Đông là biểu tượng của trời đất, vũ trụ, mặt trời. Trong vòng tròn là hoa văn cổ với ý nghĩa: bách sự như ý, vạn vật sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái từ một cội rễ. Hai bên là một loại cỏ trang trí phổ biến trong kiến trúc cổ: chỉ nở hoa một lần và khi ấy chủ nhà có hỷ sự long môn. Hai cây tre cũng theo mẫu cổ là biểu tượng của tinh thần Việt, văn hoá Việt. Phía hai bên ở trên là hoa bảo tiên, một loại hoa văn cách điệu không có thực, nhưng thể hiện văn hoá tín ngưỡng Phật giáo, hoa của đất trời và là một trong những mẫu hoa văn phổ biến trong trang trí đình chùa, cung điện. Cách bài trí theo kiểu cân đối thể hiện quan điểm truyền thống có âm, có dương. Đôi guốc được đóng bằng 16 chiếc đinh làm bằng đồng nguyên chất, mỗi chiếc nặng tới 1 kg. Trong 1,5 tháng miệt mài lao động, những nghệ nhân làng Yên Xá đã tạo nên đôi guốc mộc lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay. Đây là niềm tự hào của ông và bao người dân làng Yên Xá.
![]() |
Ông Trương Công Đức - Một trong số ít người giữ nghề guốc mộc truyền thống làng Yên Xá |
Ông Đức kế thừa nghề này từ tổ tiên để lại, đến nay cũng đã được ba thế hệ. Nghề làm guốc mộc thấm vào máu, ông tâm sự: chừng nào còn làm được thì tôi sẽ vẫn cố để giữ nghề. Để làm ra đôi guốc phải mất rất nhiều công đoạn. Từ cây gỗ phải cưa khúc, bổ khổ sau đó cho vào máy xẻ, tiếp đến là công đoạn mài thô, sau khi mài thô sẽ định hình được hình dạng của chiếc guốc. Tiếp đến là công đoạn mài bóng, mài nhẵn và phun sơn. Công đoạn cuối cùng là đóng đế và quai, thế là chiếc guốc đã có thể đưa ra ngoài thị trường. "Tuy nghề làm guốc vất vả là thế nhưng đổi lại thu nhập lại không đáng kể, gia đình nào tâm huyết cũng đành bỏ nghề" - Ông Trương Công Đức bộc bạch. Với một thợ lành nghề như ông Đức có thể ngày làm ra 30 đôi guốc, đem về thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm. "Làm guốc quan trọng là phải khéo tay và có con mắt nghệ thuật tinh tế mới làm được. Làm lần lượt từng công đoạn, công đoạn nào cũng quan trọng, chỉ cần sai sót một chút là hỏng luôn đôi guốc".
Guốc mộc có rất nhiều loại khác nhau, nhưng chia ra thành 2 loại chính: Guốc thời trang và guốc thô. Trong đó, guốc thời trang là mặt hàng được đặt nhiều hơn và phần lớn là xuất khẩu, còn guốc thô được mua với số lượng ít để bán lẻ ở các chợ và cho các lớp võ cổ truyền cũng như các vở nhạc kịch. Giá cả hai loại guốc này phụ thuộc vào độ tinh tế trong khâu chế tác từng loại guốc. Thông thường, một đôi guốc thời trang nhập với giá 95.000 đồng/đôi, còn giá một đôi guốc mộc hoàn thiện giá 160.000 đồng/đôi. "Bây giờ người ta đi guốc nhựa, guốc xốp nhiều, làm guốc mộc thì không đủ trang trải cho cuộc sống. Chi phí để mua gỗ xoan, đinh, quai và tiền điện máy làm guốc đã lên đến 130.000 đồng/đôi. Lời lãi chẳng được bao nhiêu nên mọi người đều phải chuyển sang làm nghề khác".
![]() |
Công đoạn tạo hình guốc |
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về chính sách khôi phục và định hướng phát triển làng nghề, Ông Đỗ Văn Long, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Triều cho biết: Dù rất mong muốn giữ gìn và phát huy làng nghề nhưng trong thời buổi kinh tế hiện nay là rất khó khăn. Bởi hàng guốc rất cần mẫu mã đẹp và thời trang. Do vậy, người dân không còn mấy thiết tha với việc làm guốc vì lợi nhuận mang lại thấp, và không còn mấy ai đặt guốc, đi guốc. Kinh tế chủ yếu của Yên Xá dựa vào việc cho thuê nhà trọ và buôn bán.
Dẫu biết sự thất thế của guốc mộc trước những mẫu mã giày, dép thời trang hiện đại là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đôi guốc mộc Yên Xá không chỉ tồn tại trong ký ức của người dân, chính quyền địa phương hiện nay rất quan tâm và mong muốn khôi phục và phát triển nghề này tại địa phương. Lãnh đạo xã đã cho tuyên truyền, hướng dẫn mở các lớp đào tạo nghề cho lớp trẻ và kết nối với các nhà thiết kế trong và ngoài nước tạo ra những mẫu mã mới, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, việc kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch tham quan trải nghiệm làng nghề, vừa góp phần bảo tồn nghề truyền thống vừa tạo thêm thu nhập cho người dân. Đây là điều các ban ngành của xã ong muốn phát triển trong thời gian tới.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân