TP. Hồ Chí Minh: Lồng đèn truyền thống Phú Bình mùa Giáng sinh
Chị Xuân Anh đang tỉ mỉ tạo khung ngôi sao cho lồng đèn Noel.
Chị Nguyễn Phạm Xuân Anh (36 tuổi), một trong số ít những người thợ còn giữ nghề hào hứng chia sẻ về nghề làm lồng đèn truyền thống của gia đình mình: “Gia đình làm lồng đèn từ thời ông bà ngoại sau khi di cư từ Nam Định vào Sài Gòn năm 1954, mẹ tôi làm lồng đèn cùng với ông bà. Nhà có 6 anh chị em, lúc nhỏ phụ mẹ làm lồng đèn nên ai cũng biết làm nghề truyền thống này. Nhưng giờ chỉ còn mỗi tôi theo nghề, sản xuất và bán lồng đèn tại nhà”. Hiện nay, cơ sở của chị sản xuất hai loại lồng đèn chính: lồng đèn Trung thu và lồng đèn Noel, chủ yếu cung cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Nguyên liệu chính làm nên một chiếc lồng đèn là tre, được mua từ Bình Phước. Những nguyên vật liệu khác như giấy kính, vải, kẽm, vật dụng trang trí, màu vẽ mua từ thành phố Hồ Chí Minh. Để làm được một chiếc lồng truyền thống phải trải qua công đoạn khá cầu kỳ và được làm bằng phương pháp thủ công. Đầu tiên là khâu chọn tre, rồi đến giai đoạn tạo khung, dán cánh, vẽ hình hoặc trang trí. Đặc biệt, công đoạn khó, mất nhiều thời gian nhất là khâu tạo khung.
Cứ mỗi năm vào đầu tháng 11, gia đình chị Anh lại tất bật làm lồng đèn Giáng sinh ngôi sao 5 cánh để cung cấp cho các nhà thờ. Lồng đèn Noel có nhiều kích cỡ, màu sắc khác nhau tùy theo khách hàng yêu cầu (kích cỡ từ 0,5 mét, 0,8 mét đến 1 mét 2) và có 5 màu sắc chủ đạo bao gồm: màu vàng, màu đỏ, màu xanh dương, màu hồng và màu xanh lá cây.
Nếu như lồng đèn Trung thu làm từ giấy kiếng, đa dạng về mẫu mã, màu sắc, phục vụ nhiều lứa tuổi, ai cũng có thể làm thì lồng đèn Noel lại cầu kỳ hơn và chỉ những người thợ nhiều kinh nghiệm mới làm được vì lồng đèn dễ bị bung và khó đảm bảo độ căng. Trong đó, vải được sử dụng là nguyên liệu chính và chỉ có một mẫu duy nhất là ngôi sao 5 cánh, phục vụ cho mục đích trang trí.
Có thể nói, doanh thu từ lồng đèn rất thấp mà theo cách nói của chị Anh là “lấy công làm lời”. Gia đình chị chỉ làm nghề vào tháng 7, 8 và 11 hàng năm, thời gian còn lại sẽ kinh doanh tạp hóa để có thu nhập trang trải cuộc sống. Hiện tại, làng nghề làm lồng đèn truyền thống Phú Bình còn rất ít hộ gia đình theo nghề bởi khó tìm được người kế thừa, con cháu không ai muốn học và làm nghề. “Thu nhập từ lồng đèn thấp và không ổn định, nhiều lúc một mình thức thâu đêm suốt sáng làm sản phẩm để kịp cung cấp cho khách hàng, tôi thấy mệt và nản. Nhưng vì yêu nghề và mong muốn gìn giữ nghề truyền thống ông bà để lại nên tôi đã cố gắng vượt qua khó khăn, duy trì nghề đến tận bây giờ”, chị Anh chia sẻ.
Sau hơn 25 năm gắn bó với nghề, trải qua biết bao khó khăn nhưng chị Xuân Anh vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc: “Tôi thấy vui khi có thể tạo ra những chiếc lồng đèn có hình ảnh con thú cho các cháu thiếu nhi trong dịp Trung thu và những sản phẩm lồng đèn ngôi sao Giáng sinh được khách hàng đón nhận”. Tương lai, chị hy vọng cơ sở sản xuất lồng đèn của những người thợ nơi đây được tiếp tục duy trì, có nhiều sản phẩm mới, chất lượng, phù hợp với xu thế để mở rộng thị trường và phục vụ nhu cầu khách hàng.
Những chiếc đèn ngôi sao Giáng sinh tô điểm thêm sắc màu cho không khí cuối năm. Dù rằng làng nghề hiện nay đã thu hẹp, chỉ còn một số ít người như chị Xuân Anh giữ lửa nhưng tin rằng chỉ cần còn có người yêu thích, trân trọng chiếc lồng đèn thủ công truyền thống thì những người thợ này vẫn sẽ miệt mài với nghề, góp phần giữ hồn truyền thống dân tộc.
Bài, ảnh: Ngọc Trâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề