Tiền Giang: Vực dậy nghề đan đát bàng buông
Bà Năm, nghệ nhân hơn 40 năm gắn bó vẫn giành tình yêu với công việc đan nón
Tuy là sản phẩm đặc trưng tại các nông thôn miền quê, nhưng nếu du lịch tại nhiều vùng biển, loại nón này cũng được du khách ưa chuộng vì tính năng bền, đẹp. Không ít các sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên thị trường đang có xuất xứ từ xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây được xem là địa phương có truyền thống lâu đời nhất, vẫn tồn tại nhiều hộ gia đình yêu nghề, sẵn sàng gắn bó với việc đan nón, bất chấp những thay đổi của dòng chảy thời gian.
Về Thân Cửu Nghĩa, dễ dàng bắt gặp những bậc cao niên tuổi đã xế chiều nhưng vẫn cặm cụi bên từng chiếc nón, chiếc giỏ kể chuyện nghề cho du khách. Người dân nơi đây còn có câu nói đùa “biết nghề từ trong bụng mẹ” để thể hiện tình yêu đối với gia nghiệp truyền thống. Từng có thời điểm, xã Thân Cửu Nghĩa xuất khẩu hơn 10 triệu sản phẩm mỗi năm, nghề làm nón từ đó cũng nuôi sống rất nhiều hộ gia đình. Bà Năm, người phụ nữ đã gắn bó với công việc hơn hơn 40 năm, tại ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa chia sẻ, “Đặc trưng hiếm có của công việc này không phụ thuộc vào máy móc, không áp lực, rảnh khi nào làm khi đó. Như tui ngoài việc làm bếp, chăm con, rảnh ra thì ngồi đan”.
Homestay “Nhà dì Sáu” chủ trương phát triển du lịch sinh thái kết hợp giới thiệu làng nghề đan đát thủ công của địa phương
Không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật, nhưng thu nhập từ công việc mang lại vẫn ổn định để người dân trang trải cuộc sống. Điển hình, mỗi người nghệ nhân một ngày có thể ép được khoảng 1.500 – 2.000 chiếc và đan được khoảng 1.000- 1.500 chiếc. Theo giá thị trường, trung bình mỗi chiếc được 100 đồng, như vậy một ngày người nghệ nhận có thể thu nhập đến 100 ngàn đồng. Cũng theo bà Năm, vào thời điểm cực thịnh của nghề, đi đâu cũng thấy lá buông, lá bàng, nón trần phơi dọc các tuyến đường trong xã. Khi đó, đi giữa đường làng như lạc vào cánh đồng vàng ươm bất tận, hàng hàng, lớp lớp nón lá được xếp gọn gàng hai bên, trông vô cùng thích mắt.
Tuy nhiên, so với mức sống hiện nay tại nhiều nông thôn miền Nam, thu nhập từ việc đan đát bàng buông đang khá thấp, dẫn đến không ít thợ từ bỏ nghề tìm công việc khác ổn định hơn, chỉ còn những người già, phụ nữ trẻ con còn bám trụ với nghề nhằm kiếm thêm thu nhập vào thời gian rảnh rỗi. Mặt khác, do nguồn nguyên liệu cung cấp không ổn định, lao động trẻ đang có xu hướng ít dần, yêu thích, gắn bó đối với công việc đa số đều là những người đã có tuổi nghề. Nếu như cách đây gần chục năm, Thân Cửu Nghĩa có khoảng 70 người có tuổi nghề hơn 50 năm, thì đến nay xã chỉ còn lác đác năm bảy người như vậy.
Nhưng nhu cầu thị trường vẫn còn đó, ý tưởng về việc phát triển, vực dậy ngành nghề truyền thống địa phương vẫn được những con người tâm huyết âm thầm nhen nhóm. Dì Sáu, một cán bộ đã về hưu, đồng thời là chủ “Nhà Dì Sáu – Eco Homestay” ở xã Thân Cửu Nghĩa, đang cùng bà con nỗ lực giữ gìn ngành nghề truyền thống địa phương trước nguy cơ biến mất.
Khi được hỏi nguyên nhân phát triển du lịch, nhà nghỉ homestay tại nơi đất hoang hóa, phèn mặn như thế, chính dì Sáu cũng đánh tiếng chia sẻ, “Tui làm cái này là vì một lời tự hứa. Phát triển làng nghề bàng buông gắn với du lịch sinh thái. Tâm nguyện này có từ mười mấy, hai chục năm trước lận, về hưu rảnh mới dành thời gian quyết tâm vực dậy cái làng nghề truyền thống lâu đời này ở xứ mình đang mai một dần.”
Đồng hành cùng dì Sáu, những bậc tiền bối lão làng, những nghệ nhân đan đác, cùng bà con xã Thân Cửu Nghĩa đã và đang không ngừng truyền lửa cho bao thế hệ con cháu. Những con người tâm huyết hy vọng, việc kết hợp khai thác du lịch sinh thái, đưa khách đến với làng nghề, bằng nhiều hình thức, sẽ giúp làng nghề này trường tồn với thời gian và trở thành niềm tự hào của nơi đây mãi về sau.
Bài, ảnh: Huỳnh Kha
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân