Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Thượng Mỗ: Rộn ràng mùa bưởi chín

LNV - Vụ bưởi năm nay nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội được mùa, giá có phần
Rộn ràng mùa bưởi chín

Nói về thương hiệu bưởi tôm vàng, Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng cho biết, cách đây hơn 20 năm, một số hộ dân ở Thượng Mỗ đã đến xã Phú Diễn (huyện Từ Liêm cũ, nay là quận Bắc Từ Liêm) xin giống bưởi Diễn nổi tiếng về trồng. Ban đầu thuận theo tự nhiên, người dân không lai tạo hay chiết, ghép, tác động vào cây. Khi bưởi ra quả, quả chín có màu vàng tươi, nhìn bắt mắt và có mùi rất thơm. Người dân hái ăn thử thấy múi to, tôm vàng, không he, ráo múi và ngọt thanh, khác hẳn so với giống bưởi Diễn ngọt đậm. Từ đó, người dân đặt tên cho giống bưởi này là bưởi tôm vàng. Chất lượng nổi trội nên người dân chia sẻ cây giống, mở rộng diện tích. Qua hơn 20 năm, đến nay bưởi tôm vàng đã phủ kín cánh đồng, vườn bãi của Thượng Mỗ…

Đến Thượng Mỗ những ngày gần Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, có thể thấy vườn của gia đình nào cũng có từ vài gốc đến vài chục gốc bưởi. Bưởi trên cành chín vàng vươn cả ra đường làng, ngõ xóm.


Vườn bưởi tôm vàng của gia đình chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Trung Thành, xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng).


Chị Nguyễn Thị Hiền, người dân thôn Trung Thành cho biết, gia đình chị có 3 sào trồng 120 gốc bưởi tôm vàng. Vụ bưởi năm nay được mùa, quả rất sai, nhiều cây có tới 200 quả. “Hiện, gia đình tôi đã bán hết bưởi tại vườn với giá 35.000 đồng/ quả”, chị Hiền phấn khởi nói.

Theo người dân địa phương, bưởi tôm vàng ngon nhất là những quả có cuống nhỏ, trọng lượng từ 0,8kg đến 1,2kg. Đặc biệt, cây càng lâu năm, chất lượng quả càng ngon. Là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi tôm vàng ở xã Thượng Mỗ, ông Dương Văn Thọ ở đội 2 cho biết, hơn 20 năm từ khi chuyển đổi sang trồng 3 sào bưởi tôm vàng, kinh tế của gia đình ông ngày một khấm khá. Hiện mỗi năm, gia đình ông Thọ thu khoảng 200 triệu đồng từ tiền bán bưởi. Không chỉ gia đình ông Thọ có thu nhập cao từ trồng bưởi tôm vàng, mà trong thôn, xã, có nhiều hộ thu nhập cũng rất cao, hơn 300 triệu đồng/năm.

Đến nay, xã Thượng Mỗ không trồng lúa, 100% diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang trồng bưởi tôm vàng và cây ăn quả khác; Trong đó, cây bưởi là chủ đạo, chiếm 152ha. Hiện, bình quân thu nhập vùng trồng bưởi đạt hơn 600 triệu đồng/ha; diện tích bưởi đã cho thu hoạch ổn định (cây 7 năm trở lên) đạt 2 tỷ đồng/ha.

“Sống khỏe”... với nghề nông

Thượng Mỗ là một trong số ít xã trên địa bàn huyện Đan Phượng không có nghề truyền thống, người dân cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhờ chọn được cây trồng có nhiều lợi thế, lại làm chủ khoa học kỹ thuật nên nông dân của xã Thượng Mỗ có thu nhập khá từ nghề nông. Thượng Mỗ hiện là vùng trồng bưởi tôm vàng lớn nhất huyện Đan Phượng với chất lượng thơm ngon cũng đứng hàng đầu…

Sau gần 20 năm đưa vào thâm canh, đến năm 2012, sản phẩm bưởi tôm vàng Đan Phượng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Hiện, UBND huyện Đan Phượng giao cho Hội Nông dân xã Thượng Mỗ là chủ sở hữu nhãn hiệu trên. Trồng bưởi tôm vàng không mất nhiều công chăm sóc, ít gặp dịch bệnh, thời gian chín và thu hoạch lại vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên sản phẩm được tiêu thụ nhanh, giá cao. Năm nay, dù các giống bưởi nói chung được mùa, giá giảm so với năm trước, nhưng riêng bưởi tôm vàng Thượng Mỗ vẫn được bán với mức giá trung bình 35.000-50.000 đồng/quả, chủ yếu thông qua thương lái về tận vườn thu mua.

Cách đây gần 10 năm, những vườn bưởi ở Thượng Mỗ thường xuyên bị mất mùa, tỷ lệ đậu quả rất thấp, người dân hoang mang do không biết nguyên nhân; Nhiều hộ đã chặt bỏ vườn bưởi để trồng cây khác. Thế nhưng, nhờ tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, đến nay cây bưởi Thượng Mỗ phát triển tốt, cho năng suất ổn định, chất lượng quả ngon. Hiện, một số vườn bưởi đã thu hoạch, những chồi non và hoa bưởi sớm bắt đầu nở khiến cả cánh đồng ngát hương…

Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng, Thượng Mỗ vốn là vùng trũng, ruộng khó canh tác nên sau vụ lúa chính, người dân thường bỏ hoang. Từ khi chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây ăn quả, thu nhập của người dân đã tăng đáng kể. Năm 2020, qua bình xét, xã chỉ còn 3 hộ nghèo, chiếm 0,48%; thu nhập bình quân đạt gần 62 triệu đồng/ người/năm. Mới đây, Thượng Mỗ đã được đoàn công tác của thành phố Hà Nội đánh giá, chấm điểm hoàn thành các tiêu chí để trình UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trên nền tảng đã hình thành được vùng chuyên canh cây ăn quả, Thượng Mỗ tiếp tục hỗ trợ nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo đầu ra thuận lợi cho sản phẩm. Có thương hiệu bưởi tôm vàng, Thượng Mỗ đã hỗ trợ nông dân in tem, nhãn để dán lên sản phẩm. Huyện và xã cũng đã đưa bưởi tôm vàng vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng cao giá trị thu nhập cho người dân. Năm 2020, sản phẩm bưởi tôm vàng xã Thượng Mỗ được đánh giá, phân hạng “3 sao” trong Chương trình OCOP...

Mùa bưởi chín như mùa vàng đang ngự trị vùng quê Thượng Mỗ, góp phần làm nên sự trù phú cho miền quê xứ Đoài, bừng sáng niềm vui trong ánh mắt, nụ cười của người trồng bưởi nơi đây.

Bài, ảnh: Nguyễn Mai

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động