Thơm ngát hương trầm vụ tết
Đến ngõ Hàng Hương, phố Quán Giò, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) vào thời điểm nhộn nhịp nhất trong năm. Những bó tăm hương xòe đỏ rực được phơi dọc những con ngõ nhỏ, trong mỗi sân nhà), phảng phất mùi hương thảo mộc. Nghề làm hương nơi đây đã có từ lâu đời, trải qua bao thăng trầm, nhưng hương Quán Giò vẫn giữ được mùi thơm riêng từ chất lượng hương đến hình thức. Theo lời kể của người dân làng nghề: Để làm ra một thẻ hương chất lượng có mùi thơm, hình thức đẹp, độ cháy là một quá trình sản xuất tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu đến kỹ thuật se hương, phơi sấy... Trước đây, hương liệu chính để làm hương là rễ cây trầm; bây giờ, rễ trầm khan hiếm nên được thay thế bằng bột trám, bột bài, than phụ gia. Làng nghề hương Quán Giò tập trung sản xuất, cung ứng ra thị trường hai sản phẩm chính, đó là hương bài và hương đen. Hiện nay, bên cạnh việc se hương thủ công, người dân đã đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại cho năng suất hiệu quả cao mà vẫn giữ được chất lượng và mùi hương tự nhiên. Hương làm xong được đem phơi, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp, mùi thơm giữ được lâu. Những tháng giáp tết, hầu hết hộ sản xuất phải thuê thêm công nhân, mỗi ngày làm ra hàng vạn thẻ hương vẫn không đủ hàng giao cho khách, lượng hàng bán ra nhiều gấp khoảng 5 lần so với thời điểm thông thường. Hiện nay, làng nghề hương Quán Giò có 30 cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán hương, trong đó có 10 hộ làm hương gia truyền.
Mấy chục năm qua, bà Hà Thị Oanh, thị trấn Yên Cát (Như Xuân) vẫn miệt mài lưu giữ nghề làm hương của gia đình. Nhanh tay xòe bó hương để phơi cho kịp nắng, bà Oanh chia sẻ: Trước đây, làm hương theo cách truyền thống nên năng suất thấp và hương làm ra cũng không đều; nhưng trong mấy năm trở lại đây, khi máy làm hương ra đời, đã giúp cho công việc của người làm hương bớt vất vả, cực nhọc, năng suất tăng cao, giảm công lao động và cây hương làm ra rất đều, đẹp. Tuy nhiên, dù đã có máy móc hỗ trợ nhưng người thợ làm hương vẫn phải có sự chỉn chu, tỉ mỉ và đôi bàn tay khéo léo. Theo kinh nghiệm của những người làm nghề lâu năm, một trong những công đoạn quan trọng để tạo nên hương vị của cây hương là chạy nhựa. Thông thường, nhựa được dùng làm hương là loại nhựa của cây trám. Sau đó, nhựa trám sẽ được trộn cùng bột than rồi đưa vào cối giã nát. Hiện nay, công đoạn chạy nhựa được thực hiện bằng máy xay nên người dân đỡ vất vả hơn nhiều. Cây hương đạt chuẩn là phải thẳng, tròn, đều và có màu vàng nâu, tùy theo công thức pha chế của mỗi cơ sở mà cho ra các loại hương với mùi thơm khác nhau bởi mỗi người thợ sẽ có những cách pha trộn nguyên liệu khác nhau. Cũng theo bà Oanh: Từ tháng 10 âm lịch, khi có nhiều đơn hàng, gia đình tôi đã phải thuê thêm nhân công, thời tiết lại hay mưa phùn cộng nồm ẩm, chúng tôi phải đầu tư mua lò sấy để hương khô nhanh và không bị mốc. Hương được dùng vào công việc tâm linh nên công đoạn làm hương phải rất cẩn thận, sạch sẽ từ nguyên liệu đến khâu sơ chế, đóng gói. Chỉ tính những tháng cuối năm, cơ sở sản xuất của gia đình bà đã xuất bán khoảng 4 triệu thẻ hương, doanh thu hơn 800 triệu đồng. Không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong tỉnh, sản phẩm hương bài của gia đình bà Oanh còn được thương lái các tỉnh tìm đến đặt hàng.
Được biết, để lưu giữ nghề truyền thống của địa phương, chính quyền thị trấn Yên Cát đã tuyên truyền, vận động người dân khu phố Cát Tiến khôi phục nghề làm hương bài truyền thống. Vừa qua, sản phẩm hương bài Yên Cát đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh; đây là cơ hội để sản phẩm hương bài Yên Cát xây dựng thương hiệu, nâng tầm sản phẩm trên thị trường.
Bài, ảnh: Lê Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra
15:14 Tin tức
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 Khởi nghiệp
Khuyến công Đắk Lắk: Nghiệm thu đề án sản xuất hạt Mắc ca
10:43 Khuyến công
Khuyến công Bình Dương: Hỗ trợ phát triển mô hình công nghiệp nông thôn bền vững
10:42 Khuyến nông
Khuyến công Ninh Thuận: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến chế biến táo sấy
10:42 Khuyến công