Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 27°C Thừa Thiên Huế

Phát triển chỉ dẫn địa lý của tỉnh Hải Dương

Tạp chí Làng nghề Việt Nam! Cơ quan Trung Ương Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam, Tiếng Nói Của Các Làng Nghề, Nghệ Nhân Cả Nước
Đặc biệt, EVFTA sẽ mở ra cơ hội cho sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được công nhận trên toàn bộ các quốc gia trong khối EU. Bởi theo cam kết của EVFTA về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Trong khi, các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. Đây chính là điều kiện thuận lợi để một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của minh tại thị trường EU.


Ông Trần Văn Liêm, ở khu 3 thị trấn Thanh Hà, huyện Thanh Hà, Hải Dương nổi tiếng khắp vùng nhờ trồng và bán củ đậu “khổng lồ”


Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. Đó là những dấu hiệu tích cực cho tất cả sản phẩm của Việt Nam nói chung, cho sản phẩm nông nghiệp nói riêng.

Nhận thức được điều đó, tỉnh Hải Dương đã chú trọng quan tâm trong việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ về chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông sản từ rất sớm. Để một sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý, cần nhiều thời gian và nhiều bước: Trước tiên phải ổn định chủ động về chất lượng giống đầu vào, ổn định vùng sản xuất, có mô tả về đặc trưng thổ nhưỡng, khí hậu, tập quán sản xuất; Mô tả đặc trưng, chất lượng sản phẩm...


Củ đậu được trồng từ tháng 6 âm lịch và cho thu hoạch một vụ duy nhất là vụ Tết.


Sản phẩm vải thiều Thanh Hà là một đặc sản có danh tiếng từ lâu của tỉnh, được Hải Dương sớm quan tâm hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý số 0009 ngày 25/5/2007. Chỉ dẫn địa lý này đã được giao cho UBND huyện Thanh Hà quản lý, sử dụng. Quả vải thiều mang chỉ dẫn địa lý Thanh Hà có hương thơm nhẹ, vỏ mỏng màu vàng nhạt, giòn, dễ bóc, gai lì, cuống nhỏ giòn dễ bẻ, lớp áo lụa hồng nhạt, khi bóc lộ ra lớp cùi bóng, không bị nát, thịt quả đanh, có màu trắng đục, khi ăn vị ngọt thanh, hậu vị không có vị chát, hạt nhỏ. Từ khi quả vải thiều Thanh Hà được công nhận chi dẫn địa lý đến nay, người dânyên tâm sản xuất hơn, diện tích trồng vải cơ bản ổn định, sản phẩm vải thiều Thanh Hà ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình; có giá bán luôn cao hơn các sản phẩm vải thiều khác; Sản phẩm vải thiều Thanh Hà cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường khó tính, mang lại giá trị kinh tế và giải quyết việc làm cho bộ phận không nhỏ người lao động địa phương, đồng thời góp quảng bá sản phẩm nông sản tỉnh Hải Dương ra khắp vùng miền và cả thị trường quốc tế. Tỉnh cũng duy trì và kết nối với các doanh nghiệp thương mại lớn trong nước để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại địa phương vào đầu mỗi vụ vải thiều; Đồng thời tổ chức nhiều giai đoạn nối tiếp nhau cho các hoạt động hỗ trợ nhận diện sản phẩm: Từ xây dựng, thiết kế và in ấn hệ thống nhận diện gồm logo, bao bì, nhãn treo, tờ rơi, tem truy xuất nguồn gốc... Để đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà ra các thị trường khó tính, tỉnh đã hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật làm đất, chăm sóc, thu hoạch cho bà con, xây dựng các vùng vải sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong đó có 131,68 ha vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỉnh cũng có website thông tin riêng về chỉ dẫn địa lý vải thiều Thanh Hà tại địa chỉ http://vaithieuthanhha.net.vn. Tuy nhiên, website chưa được hỗ trợ để cập nhật tin tức theo thời điểm, thậm chí theo từng giờ để hỗ trợ người dân và tư thương trong thời vụ. Hiện tại website cũng đã lỗi thời, chỉ mang tính thông tin, không có tính năng bán hàng trực tuyến nên cũng hạn chế để quả vải thiều mang chỉ dẫn địa lý không bị tư thương ép giá và đánh đồng với quả vải thiều của vùng không được gắn chỉ dẫn địa lý.Địa phương cũng hình thành 2-3 doanh nghiệp kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm vải thiều, nhưng thực sự chưa đủ tầm của một doanh nghiệp lớn. Cũng do đặc tính chín đồng loạt và chỉ có thời vụ của sản phẩm vải thiều, nên doanh nghiệp chưa đủ khả năng để bao tiêu toàn bộ sản phẩm của cả vùng sản xuất rộng lớn.


Ngoài ra, tỉnh Hải Dương hiện còn một số sản phẩm nông sản tiềm năng có thể đăng ký chỉ dẫn địa lý, có đặc trưng về thổ nhưỡng, tập quán canh tác, người nông dân làm chủ về cây giống, chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường nhận diện khác biệt và ưa chuộng như: Nếp cái hoa vàng Kinh Môn, nếp Quýt, củ đậu Kim Thành, rươi cáy của vùng Tứ Kỳ, Thanh Hà... Các sản phẩm này hiện đã được tỉnh hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể và khai thác phát triển thị trường rất tốt. Trong “Chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025" tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, lựa chọn các sản phẩm đáp ứng yêu cầu bảo hộ để hỗ trợ xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý của tỉnh.

Song song với cơ hội, EVFTA cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn cho phía Việt Nam nói chung và cho sản phẩm nông sản của tỉnh Hải Dương nói riêng:

Ba điểm yếu từ bên trong tạo ra thách thức cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh bao gồm: Những hạn chế trong khả năng tiếp cận tìm kiếm thông tin thị trường và kỹ năng xuất khẩu hàng hóa; Thiếu nguồn lực tài chính để đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh, thương mại; Các doanh nghiệp còn thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh hỗ trợ nhau trong canh tranh.


Ba thách thức đến từ bên ngoài bao gồm: Các đối thủ cạnh tranh họ có hàng hóa tương tự, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp; Doanh nghiệp của phía EU tổ chức bài bản, nhiều kinh nghiệm, vận hành hiệu quả; Công tác phòng vệ thương mại trong hoạt động chống trợ cấp và chống bán phá giá của chính phủ các nước EU được đảm bảo rất tốt, chặt chẽ, có kinh nghiệm, hệ thống ma trận rào cản kỹ thuật của các nước trong khối EU liên quan đến VSATTP, BVMT và trách nhiệm xã hội, tỉ lệ nội địa hóa, quy tắc ứng xử, xuất xứ hàng hóa cũng là những thách thức lớn đối với sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung, của Hải Dương nói riêng.

Để tận dụng cơ hội, thế mạnh và hạn chế những điểm yếu, vượt lên trên thách thức, một số vấn đề đặt ra cần giải quyết đó là:

Trước tiên cần sự nỗ lực thay đổi của chính người sản xuất về nhận thức, tiếp cận thị trường, cách thức tổ chức kinh doanh, đổi mới sản xuất, sự đoàn kết giữa doanh nghiệp cùng lĩnh vực thông qua việc hình thành và tổ chức hoạt động hiệu quả của các hiệp hội ngành, nghề; Cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, duy trì kênh thông tin, đường dây nóng cung cấp, cập nhật kịp thời, tuyên truyềnmạnh mẽ về các rào cản kỹ thuật của EU; hỗ trợ triển khai đa dạng các hoạt động xúc tiến, thương mại, triển lãm, quảng bá sản phẩm nông sản của tỉnh.


Cần hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, kịp thời cung cấp thông tin, dịch vụ về xuất nhập khẩu, thông tin thị trường.

Đặc biệt, sắp tới cần sự quan tâm của các ngành, các cấp từ trung ương tới địa phương để các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của tỉnh sớm được hỗ trợ trong việc xây dựng, đăng ký bảo hộ và công nhận chỉ dẫn địa lý.

THS. Đinh Thị Bình
Sở Khoa học và công nghề tỉnh Hải Dương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

Xã Bát Tràng tập trung phát triển làng nghề với phát triển du lịch

LNV - Với lợi thế về làng nghề gốm sứ truyền thống, Bát Tràng, TP Hà Nội tiếp tục tập trung phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của địa phương.
Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

Một số nghề thủ công truyền thống của dân tộc Khơ Mú ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam

LNV - Người Khơ Mú ở Việt Nam thường được các dân tộc khác gọi là: Xá Cẩu, Tày Hạy. Với tổng số dân vào khoảng trên dưới 56.542 người, họ cư trú ở các vùng rẻo cao, vùng giữa thuộc các vùng Tây Bắc và Thanh Nghệ của Việt Nam.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa

LNV - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

Nghị quyết 57 mở đường phát triển làng nghề

LNV - Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đang mở ra kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại các làng nghề thủ công, tạo đà bứt phá nhờ khoa học công nghệ. Nghị quyết này không chỉ là định hướng chiến lược về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, mà còn là “cầu nối vàng” giữa các viện nghiên cứu, nhà khoa học với cộng đồng doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

Ứng dụng công nghệ số phát triển làng nghề

LNV - Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình sản xuất từ thủ công sang số hóa, tự động hóa. Đồng thời, tích cực sử dụng mạng xã hội, xây dựng website, tham gia các sàn thương mại điện tử để đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...

Tin khác

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch làng nghề Việt Nam

LNV - Du lịch làng nghề (DLLN) là một loại hình du lịch khá mới mẻ tại Việt Nam, nó mang lại một số lợi ích thiết thực như: giúp đa dạng hóa các loại hình du lịch; khôi phục, phát triển một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền; góp phần phát triển kinh tế cho các hộ gia đình trong làng nghề và gia đình xung quanh làng nghề; quảng bá văn hóa Việt Nam và văn hóa mỗi vùng miền. Tuy nhiên, khi phát triển DLLN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải có giải pháp tháo gỡ. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp DLLN tiếp tục phát triển để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

Bảo tồn làng nghề truyền thống trước thách thức của thời đại

LNV - Làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp rất lớn vào bức tranh văn hóa của đất nước. Bảo vệ, phát triển các làng nghề truyền thống cần sự chung tay từ chương trình của Chính phủ, các chính sách hỗ trợ của địa phương cho đến sự nỗ lực thích ứng với thời cuộc của chính các làng nghề.
Những yếu tố sống còn của làng nghề

Những yếu tố sống còn của làng nghề

LNV - Hệ thống sản xuất trong các làng nghề mang hình thái đặc trưng và bản sắc riêng biệt của nền kinh tế, văn hóa Việt Nam từ lâu đời. Làng nghề không chỉ là một khu vực sản xuất có những đóng góp quan trọng trong việc tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân nông thôn mà còn chứa đựng trong đó những giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
Sức sống ở làng nghề Yên Bái

Sức sống ở làng nghề Yên Bái

LNV - Mang trong mình những giá trị văn hóa, phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của người dân mỗi địa phương, mỗi vùng đất; thế nên không ít nghề truyền thống và các sản phẩm của làng nghề ở Yên Bái không những không bị mai một mà ngày càng khẳng định giá trị nhờ đổi mới sáng tạo, kết hợp du lịch, thương mại điện tử và xu hướng tiêu dùng xanh.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng Nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một việt nam thịnh vượng” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCH T.W Đảng cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

Bảo tồn và phát triển không gian kiến trúc làng nghề truyền thống

LNV - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, các làng nghề không chỉ mang nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và mang đậm dấu ấn của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Khai thác tiềm năng của làng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng của đất nước. Tuy nhiên, làng nghề truyền thống trong thời kỳ đổi mới cũng đang đặt ra những thách thức đặc biệt là bảo tồn và phát triển về không gian kiến trúc.
Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

Nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt nam

LNV - Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ lâu đã được biết đến với những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, nghệ thuật truyền thống, thể hiện tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Tuy nhiên, khi bước vào thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, để giữ vững được thị trường trong nước và cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế, các doanh nghiệp và làng nghề phải tìm ra cách tiếp cận hiệu quả hơn thông qua chiến lược marketing xuất khẩu.
Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

Bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống tích hợp văn hóa đa giá trị

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

Bao bì và thương hiệu sản phẩm làng nghề

LNV - Vượt ra khỏi vai trò vỏ bọc bên ngoài, bao bì sản phẩm còn là câu chuyện thương hiệu và thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi gắm. Vì vậy, thiết kế bao bì không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm, thị trường và khách hàng.
Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

Giải bài toán bảo vệ môi trường làng nghề

LNV - Dù đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp, quy định đối với các cơ sở sản xuất tại làng nghề nhưng việc bảo vệ môi trường vẫn đang gây nhiều khó khăn cho các cấp chính quyền quản lý. Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng nghề cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong đó, việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành nghề đã khiến ô nhiễm môi trường cũng ngày càng cao, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm soát của các cấp chính quyền quản lý.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

Gian nan hành trình vươn tầm đặc sản OCOP 5 sao

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ

LNV - Với những giá trị của hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) trên mọi phương diện từ những giá trị của văn hóa dân tộc, mỹ thuật, sáng tạo, trí tuệ, tri thức và kinh tế… có thể thấy đây là một hàng hóa có nhiều giá trị lớn đối với cuộc sống con người và tiềm năng góp phần làm giàu mạnh đất nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ

LNV - Làng nghề dệt chiếu cói tại thôn Vũ Hạ, xã Phụ Dực, tỉnh Hưng Yên (trước đây là xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã có tuổi đời hàng trăm năm. Những chiếc chiếu cói đỏ thắm nơi đây không chỉ phản ánh nếp sống văn hóa sinh hoạt truyền thống
Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia

OVN - Vừa qua, trong đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đợt 1 năm 2025, Hội đồng OCOP Trung ương đã công bố 47 sản phẩm mới đạt chuẩn OCOP 5 sao. Trong đó, tỉnh Cà Mau vinh dự có 2 sản phẩm đầu tiên được xếp hạng ở cấp quốc gia.
HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh

LNV - Với tinh thần đổi mới, chủ động, các HTX ở Tây Ninh đang đóng vai trò trụ cột trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững tại nhiều địa phương.
Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn

LNV - Sau 7 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn văn hóa và trao quyền cho cộng đồng. Đây là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong hành trình phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao

LNV - GD&TĐ - Chương trình nông thôn mới không chỉ thay đổi diện mạo vùng quê mà còn nâng cao chất lượng học tập, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho học sinh.
Giao diện di động