Thanh Hóa: Phồng tay, bật máu với nghề đan cót
Nghề đan lát ở làng Giàng (phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã có từ lâu đời. Sản phẩm chủ yếu là cót, rổ, rá, thúng, mủng… nhưng cót mới là mặt hàng sản xuất nhiều, nổi tiếng nhất.
Sản phẩm cót trước đây được người dân sử dụng để làm các dụng cụ đựng lúa thóc, nhưng ngày nay đã được nhập khẩu sang các nước khác. Trải qua bao thăng trầm, nghề đan cót nơi đây không còn được nhiều người mặn mà bởi cái nghề thường khiến đôi tay bị phồng, chảy máu, nhưng thu nhập không cao.
Người làm nghề cót ở làng Giàng bây giờ chủ yếu là người già.
Theo ông Dương Khắc Thành (60 tuổi, làng Giàng), trước đây cả xã làm nghề, nhưng bây giờ chỉ còn khoảng 200 hộ duy trì. Bình quân, một người làm được từ 2-3 tấm cót mỗi ngày, với thu nhập khoảng 100.000-120.000 đồng/ngày.
Gia đình ông Thành đầu tư nguyên liệu như nứa, vầu, luồng cho bà con làm, sau đó thu mua lại sản phẩm. Tấm cót được đan xong với kích thước trung bình dài từ 3 m, rộng từ 1-1,2 m.
Để tạo ra một tấm cót, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn. Ban đầu là pha và "lách" nứa sao cho các thanh nan có bản to và độ dày giống nhau rồi đan thành phên, tấm. Sau đó, tấm đan này sẽ được mang đi hun khói bằng rơm rạ để tạo ra sản phẩm cót có màu vàng óng, vừa có độ bền, vừa chống ẩm, mốc.
Bà Dương Thị Định cho biết, thu nhập không cao nhưng sản phẩm làm ra đòi hỏi khá cầu kỳ.
"Trước kia trong làng nhiều hộ còn thu mua và bao tiêu sản phẩm giống như gia đình tôi, nhưng đến nay họ đã bỏ hết. Được coi là nghề "cha truyền con nối" nhưng hiện không còn nhiều người làm, đa số là người già, nông dân hết tuổi đi làm công nhân mới làm cái nghề này để kiếm thêm thu nhập" - ông Dương Khắc Thành chia sẻ.
Theo bà Lê Thị Tiến (thôn 4), dù với thu nhập thấp, nhưng nhờ nghề này, bà đã nuôi dạy 3 con ăn học thành tài, ai cũng có nghề nghiệp ổn định. Giờ đây, khi cuộc sống đã có phần dư giả, con cháu khuyên nghỉ, nhưng với cái nghiệp đã gắn bó hơn 30 năm nay, bà khó mà bỏ được.
Còn bà Dương Thị Định (ở thôn 3), chia sẻ: "Tôi giờ yếu rồi, tay chân cũng không còn được nhanh nữa, mỗi ngày cố gắng kiếm 50.000-70.000 đồng trang trải cuộc sống. Trong làng, những người già như chúng tôi không làm công việc này thì cũng không biết phải làm việc nào khác".
Mỗi ngày, trung bình một người chỉ làm được 2-3 tấm cót.
Mặc dù thu nhập không cao, nhưng theo người trong nghề, sản phẩm làm ra đòi hỏi khá cầu kỳ, nhiều khi chẻ nan không đúng kỹ thuật, hỏng, không đều thì phải bỏ. Khi sản phẩm hoàn thành phải mang sấy, phơi khô, nếu gặp những ngày âm u, mưa thì cót rất dễ bị mốc, thâm, hàng sẽ bị loại và coi như công cốc cả một ngày làm.
Làm bật máu riết thành quen
Theo người dân địa phương, nghề cót đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo để chẻ nan làm sao cho đều. Công đoạn này thường khiến bàn tay người lao động bị đứt, chảy cả máu và đau nhức.
Theo người làm nghề cót, công đoạn chẻ nan là công đoạn khiến họ rộp tay, chảy máu nhưng riết rồi thành quen.
Trước khi chẻ nan, các ống nứa sẽ được cạo sạch lớp vỏ xanh ở ngoài, sau đó lần lượt chẻ thành những thanh nhỏ. Ngoài kỹ thuật tốt, còn đòi hỏi thợ chẻ nan phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Thao tác này còn khiến cho đầu ngón tay thường xuyên bị dao cứa, đỏ ửng và phỏng rát.
"Thanh nứa rất sắc, dù cẩn thận tới đâu cũng dễ bị đứt tay, bởi thế mà bàn tay người thợ thường chằng chịt vết sẹo ngang dọc. Khổ nhất là vào mùa đông, nứa cứa vào tay máu chảy đau đến cắt da, cắt thịt nhưng rồi bị riết thành quen" - bà Dương Thị Định bộc bạch.
Để có được những nan đều như thế này, đòi hỏi người thợ phải có bàn tay khéo léo.
Cũng theo bà Định, những năm gần đây, hầu hết lao động trẻ đi làm công nhân tại các công ty, nhà máy có mức lương ổn định nên chỉ còn lại người già và học sinh bám trụ với nghề này.
Ông Dương Đình Nghị, Bí thư Đảng ủy phường Thiệu Dương, cho biết: "Trước đây trong phường có khoảng 70% lao động làm nghề đan cót, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 10% gắn bó với nghề. Người làm nghề đan cót chủ yếu là học sinh, người già và người dân tranh thủ thời gian nông nhàn kiếm thêm thu nhập. Tuy ít nhưng đây chính là những người đang góp phần để nghề cót nổi tiếng làng Giàng một thời không thất truyền".
Bình Minh/Theo Dân trí
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân