Thanh Hóa: Làng nghề vượt khó trong đại dịch

LNV - Nghề rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã nổi tiếng với các tên làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Nghề rèn là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương.
Do nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nên ngoài phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, sản phẩm của làng nghề Tiến Lộc đã vươn ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt sang tận các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan...

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19, thời gian qua, sản xuất của làng nghề gặp khó khăn do sức mua giảm, thị trường tiêu thụ bị chững lại, riêng thị trường xuất khẩu gần như đóng băng. Làng nghề không còn cảnh nhộn nhịp người xe ra vào bốc hàng như trước nữa.


Nhiều lao động của các làng nghề ở xứ Thanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.


Người có thâm niên trong nghề, làng nghề Tiến Lộc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc nói: “Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên nhiều đơn hàng ngoài tỉnh buộc phải dừng lại. Một số tỉnh vẫn lưu thông được hàng hóa thì giá cước xe tăng (vì lái xe phải test nhanh COVID-19), nguyên vật liệu tăng, thậm chí không có nguyên liệu để nhập nên giá thành sản phẩm cũng tăng”. Nếu như trước đây, giá thành thấp, hàng hóa bán chạy nên số lượng hàng xuất đi nhiều. Thời gian gần đây, giá cả tăng cao, thị trường đầu ra hạn chế nên lượng hàng xuất đi rất ít, họ chỉ nhập hàng đến đâu bán đến đó. Hiện chỉ sản xuất cầm chừng bởi giờ có làm cũng không có nơi tiêu thụ, vì vậy thu nhập của người làm nghề giảm đi đáng kể. Trước đây, mỗi ngày xuất đi hàng trăm sản phẩm, giờ chỉ được vài chục sản phẩm/ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người làm nghề. Đó là chưa kể đến những hộ vay ngân hàng để đầu tư sản xuất”.

Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Đây là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương. Dịch bệnh xảy ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề vẫn được duy trì, tuy nhiên số lượng hàng hóa sản xuất ra và tiêu thụ có ảnh hưởng đáng kể. Bởi hàng sản xuất ra không bán được, trong khi giá nguyên vật liệu lại tăng và ngày càng khan hiếm.

Hầu như tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình đều gặp khó khăn trong sản xuất. Vì vậy, thu nhập của bà con giảm đi rất đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con Nhân dân. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc đưa ra các biện pháp khắc phục thực sự rất khó. Giờ chỉ mong dịch bệnh qua nhanh để bà con yên tâm sản xuất.

Tại làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, nhiều cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu, giá cả đắt mà hàng không bán được.

Nghệ nhân Lê Văn Bảy, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Bảy Tuyên, làng Chè Đông, nói: “Khoảng 2 tháng nay, doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng bởi lượng hàng tiêu thụ giảm đi đáng kể. Thị trường của chúng tôi đi khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng do tình hình dịch bệnh, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên hàng hóa không thể xuất đi được. Từ 20 lao động giờ doanh nghiệp phải giảm tải chỉ còn 10 lao động. Cũng thương anh em lắm nhưng giờ không biết phải làm thế nào”.

Không chỉ làng nghề Tiến Lộc, làng nghề đúc đồng Chè Đông mà còn rất nhiều làng nghề trên địa bàn Thanh Hóa đang cùng chung khó khăn này.

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm (TP Thanh Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hậu Lộc...). Và nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Thiệu Hóa...).

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, vì vậy để vừa vượt khó sản xuất trong thời điểm dịch COVID-19, các làng nghề cũng cần phải đề cao các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc tuyên truyền cho người lao động thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, các doanh nghiệp cũng hạn chế giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa với đối tác vùng dịch, thận trọng cao nhất để không lây lan dịch bệnh. Điều này góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mới.

Bài, ảnh: Thu Hoài

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn

LNV - Ở làng Kon Blo, người Ba Na Kriêm trìu mến gọi ông là “Bok Vin”, cách gọi thân thương dành cho người già đáng kính. Với giới nghiên cứu văn hóa và ngành văn hóa tỉnh nhà, ông là Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, một "di sản sống" đích thực của đồng bào Ba Na Kriêm.
“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống

LNV - Trong đời sống văn hóa phong phú của đồng bào dân tộc Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nghề làm men lá truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Từ những tinh túy của núi rừng là những lá, rễ, vỏ cây... quý, qua kinh nghiệm và những đôi tay khéo léo, người dân ở đây đã chế biến thành những viên men thơm nồng độc đáo, mang hương vị đặc trưng của dân tộc mình. Giữa vòng xoáy của cuộc sống hiện đại, nghề này đang bị mai một dần nhưng một số hộ dân tại xã A Dơi vẫn kiên trì giữ gìn và phát huy nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm

LNV - Bánh pía xuất hiện từ thế kỷ XVII và nguồn gốc của món ăn này từ những người Hán di cư đến phương Nam. Chiếc bánh này khi đó được người Hán sử dụng làm lương thực bí mật giúp họ thoát khỏi những ngày khó khăn. Mãi đến sau này, món bánh đã được chế biến lại dựa trên khẩu vị của người Việt. Do được sự yêu mến từ thực khách nên dần dần món ăn này đã trở thành đặc sản của tỉnh và hình thành làng nghề bánh Pía Vũng Thơm, Sóc Trăng.
Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An

LNV - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen (Quảng Hòa) vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông.
Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”

LNV - Suốt hơn ba thập kỷ gắn bó với đất, lửa và bàn xoay, nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn đã âm thầm đưa những nắm đất vô tri trở thành tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Ông không chỉ là người làm gốm – mà còn là người “gìn giữ hồn đất” và làm cho “đất nở hoa”giữa lòng làng nghề gốm Bát Tràng và làng gốm Kim Lan đang chuyển mình theo nhịp sống hiện đại.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển

LNV - Gốm Chu Đậu được biết đến là thương hiệu gốm sứ cao cấp với nhiều thành tựu, được coi như tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đằng sau thành công đó chính là tâm huyết một đời của Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu với lý tưởng phục hưng và phát triển thương hiệu gốm sứ Chu Đậu bị chôn vùi sau gần 500 năm.
Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế nông thôn mà còn mở ra hướng đi mới trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Tại Thanh Hóa, sự kết nối giữa OCOP và du lịch làng nghề đang tạo nên động lực phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu các sản phẩm địa phương trên thị trường.
Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP

LNV - Làng nghề truyền thống – nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc – đang được “đánh thức” bằng mô hình phát triển gắn với du lịch và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đây được xem là hướng đi hiệu quả, bền vững để nâng tầm giá trị kinh tế và văn hóa vùng nông thôn.
Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức

LNV - Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức được tổ chức nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức gắn với phát triển du lịch.
Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang

LNV - Với quá trình sinh sống lâu đời dọc 2 bờ sông Lô, bà con nhiều làng, bản ở Hà Giang gắn một phần đời sống sinh hoạt, sản xuất với sông nước. Trước đây ở các làng bản, người dân tự đóng được thuyền gỗ. Cuộc sống hiện đại, có nhiều loại thuyền công nghiệp nên việc đóng thuyền ngày càng ít đi. Nhưng ở thôn Tân Tiến, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, người Tày nơi đây vẫn giữ kỹ thuật đóng thuyền gỗ cha ông truyền lại.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động

Vào ngày 21/6, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam (Vietnam Record Association) long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025 - 2030).
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi

Đúng 8h sáng ngày 20/6, tỉnh Bình Định đồng loạt triển khai vận hành thử nghiệm công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đối với 58 xã, phường. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định,
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Sáng 20/6/2025 tại Hà Nội, trong không khí trang trọng và ấm áp, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt thân mật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là dịp để các nhà báo, phóng viên, cộng tá
Giao diện di động