Thanh Hóa: Làng nghề hương Đông Khê
Vừa bước tới đầu làng Đông Khê, chúng tôi đã cảm thấy thơm nồng mùi hương, những bó tăm hương xòe đỏ rực được phơi dọc những con đường làng, đi vào cả những con ngõ nhỏ. Từ em nhỏ, đến cụ già cũng tham gia vào từng công đoạn sản xuất hương tại làng nghề.
Người làng Đông Khê chia sẻ: cũng không biết nghề làm hương tại nơi đây có tự bao giờ, cũng không nhớ ai là người mang nghề về làng, chỉ biết sinh ra đã có nghề. Nghề làm quanh năm, nhưng hối hả hơn cả là vào những dịp cuối năm. Nhà nào cũng khẩn trương, nhanh chóng hoàn thành đơn hàng của năm cũ để đón năm mới. Đến với Đông Khê, mùi hương trầm gợi cho người ta nhớ tới không khí ấm cúng mỗi dịp tết đến, xuân về. Đông Khê có đặc trưng chỉ sản xuất hương trầm và hương chủ yếu được thắp trong dịp Tết cổ truyền, thờ cúng ông bà tổ tiên.
Hương Đông Khê được làm từ tăm hương (tre nứa), nhựa hương (nhựa cây trám) và thành phần phụ gia (than của các loại gỗ nhẹ như than cây xoan, cây muồng dại, than của tàu lá chuối khô; rễ của cây hương bài, hoa hòe, quế chi, trầm hương), mỗi nguyên liệu đều được lựa chọn tỉ mỉ, cẩn thận để đảm bảo hương có mùi thơm dịu nhẹ.
Để cho ra đời một nén hương mỏng manh, tưởng đơn giản nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp và nhiều vất vả. Nghề làm hương còn phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều vì ngày nắng mới làm được, thậm chí ngay cả khi trời nắng, hương đang phơi mà bỗng gặp cơn mưa rào, không thu kịp thì mẻ hương đó phải bỏ đi.
Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ, nhiều loại máy móc mới đã được người dân địa phương ứng dụng vào sản xuất hương nhằm giảm bớt nhân công và tăng nguồn thu nhập. Trung bình, mỗi ngày mỗi hộ gia đình cung ứng ra thị trường trên 3 vạn cây hương, tuy vậy, mỗi dịp tết đều “cháy hàng” vì số lượng sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Làng Đông Khê luôn giữ gìn và phát triển nghề làm hương trầm truyền thống.
Nghề làm hương tại nơi đây được làm theo hình thức hộ gia đình, nghề tạo công ăn việc làm cho người lao động lúc nông nhàn, thu nhập ổn định. Ngay cả người già và trẻ em cũng có thể phụ giúp một vài công đoạn đơn giản. Người lớn thì đảm nhận khâu nhồi bột, nhúng hương, trẻ em và người già thì xe hương và gói hương.
Theo chia sẻ của người dân địa phương: Để cho ra một mẻ hương tốt phải chú ý đến khâu chọn nguyên liệu. Hương liệu trước đây phải là rễ cây trầm, nhưng bây giờ, rễ trầm ngày càng khan hiếm nên người ta thường thay thế bằng rễ cây trám, rồi trộn lẫn với các vị thuốc Bắc như nụ hồi, đinh hương, cam thảo... tạo mùi thơm rất dễ chịu. Hương trầm là loại hương được ưa chuộng nhất không chỉ bởi mùi thơm, mà còn bởi hương cháy đều khi đốt lên, tàn hương uốn vòng lại trên bát hương, báo hiệu những điềm tốt lành.
Đặc trưng của hương trầm Đông Khê là hình dáng tròn trịa, dẻo và không bị bể nhờ các kỹ thuật thủ công từ công đoạn pha chế, nhuộm màu cho đến xe hương. Hương của làng Đông Khê không chỉ có mặt trong tỉnh mà còn vươn ra thị trường các tỉnh khác, có mặt nhiều ở Bình Dương và Gia Lai.
Hương không chỉ là một sản phẩm tâm linh mà nó còn giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Hiện nay làng nghề có khoảng 30 hộ gia đình tham gia sản xuất. Lưu giữ và phát triển làng nghề còn là lời cảm ơn sâu sắc tới thế hệ cha ông đã mang tới nghề làm hương trầm giàu truyền thống văn hóa.
Bài và ảnh: Ngô Hằng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP