Thái Bình: Làng nghề thêu Minh Lãng trước đại dịch Covid -19
Trước dịch Covid-19, công ty TNHH thêu xuất khẩu Tuấn Dương xã Minh Lãng thường xuyên xuất hàng cho sang các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc... Nhưng từ khi có dịch, số lượng đơn hàng và hàng xuất đi ít hơn hẳn, tiền hàng cũng thanh toán chậm hơn. Vì mức lương cứng trả cho công nhân từ 5-5,5 triệu đồng/người/ tháng, nên doanh nghiệp buộc phải tìm các nguồn hàng nội địa để duy trì việc làm và thu nhập cho 20 lao động. Tuy nhiên, lượng công việc vẫn chỉ đạt ở mức 50% so với trước khi có dịch. Ông Hoàng Đình Chiêm - Giám đốc công ty chia sẻ: Không để dịch lây lan trong thời điểm này, công nhân khi làm việc phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Hơn lúc nào hết, ông cũng như các cơ sở sản xuất khác mong dịch Covid - 19 sớm qua nhanh để khôi phục sản xuất.
Khó khăn với công ty lớn là vậy, còn đối với những tổ hợp thêu tranh thì thách thức còn nhiều hơn. Bởi lẽ, do ảnh hưởng của dịch Covid19, nên nhu cầu mua tranh làm quà tặng của người tiêu dùng trong và ngoài nước giảm hẳn. Chị Nguyễn Thị Nhuần - Chủ cơ sở thêu tranh ở Minh Lãng cho biết: Trước khi có dịch, cơ sở của chị có từ 30 đến 40 công nhân, thêu các loại tranh và một số đơn hàng thêu áo truyền thống. Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, cơ sở đã phải đóng cửa hơn 1 tháng để đảm bảo dãn cách xã hội, tiến độ công việc không đảm bảo và nguồn hàng giảm đáng kể. Đến nay, hoạt động của cơ sở chỉ còn cầm chừng nhằm duy trì công việc cho 10 công nhân.
Là người tâm huyết với nghề thêu truyền thống của Minh Lãng, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính cho biết: Những năm gần đây, nghề thêu ở Minh Lãng có phần bị mai một. Từ đầu năm đến giờ, dịch Covid19 gây ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của nghề thêu truyền thống. Chứng kiến nghề đang mai một dần, những nghệ nhân thêu như ông Bính ngày đêm trăn trở để tìm hướng đi bền vững cho nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng. Ông Hoàng Đình Vương - Chủ tịch UBND xã Minh Lãng cho biết: xã hiện có 3 doanh nghiệp sản xuất hàng thêu cho các đối tác nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…và 5 tổ hợp thêu tranh, tạo việc làm cho trên 1000 tay kim độ tuổi từ 45 đến 55, mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid, các xưởng thêu cố gắng duy trì sản xuất, nhưng sản lượng bị giảm rất nhiều. Nhiều hộ thêu nhỏ lẻ chuyển sang làm những công việc khác. Một số xưởng chuyển sang hoạt động online, giới thiệu mẫu, nhận đặt qua mạng rồi trả hàng, chủ yếu là hàng thời trang. Vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo, trong thời điểm làng nghề sản xuất đình trệ do dịch COVID-19, các nghệ nhân, thợ giỏi vẫn miệt mài sáng tạo các mẫu mã mới, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua để thích ứng với tình hình mới. Để động viên các doanh nghiệp và tổ hợp thêu tranh duy trì phát triển nghề truyền thống, UBND xã tạo điều kiện về các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất.
Trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 mang lại, các cơ sở sản xuất tại làng nghề Minh Lãng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Điều mong muốn nhất của bà con lúc này là dịch bệnh nhanh chóng qua đi, mọi thứ trở lại như cuộc sống thường ngày để có thể tiếp tục giữ nghề.
Bài, ảnh: Khôi Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề trầm hương Vạn Thắng hơn trăm năm tuổi
09:18 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Phát triển Làng nghề bún, bánh An Phong theo hướng bền vững
09:15 | 29/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 Môi trường

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 Văn hóa - Xã hội

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên – Đắk Lắk thống nhất bố trí người làm việc tại cơ sở 2 tại Phú Yên
15:44 Tin tức