Sức sống mới của làng mộc 300 năm tuổi
Tương truyền, từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao đã vang danh khắp đất Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Theo thần tích của làng, vào thời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786), cụ Vũ Xuân Ngôn, một nghệ nhân Đông Giao thành danh đã được nhà Nguyễn mời vào kinh đô để tham gia xây dựng cung điện. Ngoài ra, rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng ở nước ta có in dấu đôi bàn tay tài hoa của người thợ Đông Giao.
Đặc trưng của kỹ thuật chạm khắc làng nghề Đông Giao là chạm khắc theo dáng gỗ tự nhiên. Bằng đôi mắt tinh anh của người làm nghề, nghệ nhân có thể nhìn ra cái hồn riêng ẩn dưới những khúc gỗ xù xì, thô ráp, để rồi tạo hình, đục đẽo và biến chúng thành các tác phẩm nghệ thuật thực sự.
Nghệ nhân ưu tú Vũ Xuân Thép.
Ở Đông Giao, các mặt hàng truyền thống nổi tiếng nhất là sập gụ, tủ chè, tranh, tượng,...được lấy cảm hứng từ thế giới tự nhiên và các tích truyện dân gian lưu truyền. Nhờ vậy, mỗi tác phẩm đều thấm đẫm giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa vùng miền.
Miệt mài truyền dạy nghề
Nghề chạm khắc gỗ chứa đựng hàm lượng kiến thức mỹ thuật và trình độ kỹ thuật cao, một người bình thường phải mất nhiều năm tháng kiên trì theo đuổi mới có thể học được. May mắn là người Đông Giao đã sớm chú trọng công tác đào tạo nghề, nhờ vậy trải qua nhiều thế hệ truyền nối, những lớp thợ cũ mới đã cùng nhau gìn giữ cho nghề không bị thất truyền.
Với 40 năm thực hành nghề chạm khắc gỗ, nghệ nhân ưu tú Vũ Xuân Thép hiện là một trong những người nắm giữ kỹ thuật chạm khắc bậc thầy của làng Đông Giao. Anh còn được biết đến là người có công đào tạo nghề cho hơn 100 học trò, có người đã trở thành nghệ nhân.
Đến Đông Giao hôm nay, dễ thấy các cửa hàng kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, xưởng chạm khắc gỗ chạy dài theo đường vào thôn. Ngay cả những người phụ nữ ở Đông Giao xưa chỉ phụ việc cho thợ thì nay đã chủ động cầm đục cầm cưa mà tạo tác nên các tác phẩm hoàn thiện của riêng mình.
Thích nghi và sáng tạo
Nghệ nhân ưu tú Vũ Xuân Thép chia sẻ:”Thị trường mới với lực lượng khách hàng trẻ giàu tri thức đòi hỏi tính thẩm mỹ, hàm lượng văn hóa, mỹ thuật cao, sản phẩm của chúng tôi theo đó cũng phải cải tiến mẫu mã, chất lượng cho phù hợp.”
Những họa tiết được lấy cảm hứng từ thiên nhiên của sản phẩm mộc Đông Giao.
Với sự nhạy bén trước thị trường, những người thợ chạm khắc Đông Giao đã không ngừng sáng tạo mẫu mã mới và nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ chỉ sản xuất đồ gia dụng và đồ thờ cúng, nay người thợ cung cấp cả những sản phẩm mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu, nhằm phục vụ các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản.
Trước bài toán về sự cạnh tranh giá thành sản phẩm, nhiều máy móc đã được đưa vào sản xuất theo dây chuyền, thúc đẩy quá trình chế tác nhanh hơn. Theo anh Vũ Văn Dương, một thợ chạm khắc ở Đông Giao, máy móc vừa giúp giá thành cạnh tranh, lại cho năng suất cao hơn gấp hàng chục lần. Trung bình một tháng, bốn thợ phối hợp đảm nhiệm các công đoạn hoàn toàn thủ công có thể sản xuất được khoảng 20-30 chiếc ghế, trong khi đó nếu sử dụng máy móc sẽ đạt tới 300-400 chiếc. Năng suất làm việc phải đạt tới mức này mới có thể phục vụ tốt nhu cầu của thị trường nội địa là các nhà hàng, khách sạn, khu chung cư.
Bên cạnh đó, các cơ sở mộc không ngừng thay đổi cách làm, áp dụng thành tựu công nghệ chạm khắc gỗ hiện đại, đầu tư hệ thống máy điêu khắc 3D CNC để làm ra sản phẩm cao cấp có giá trị đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
Nghề chạm khắc đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế ở làng Đông Giao. Số hộ theo nghề của làng ngày càng nhiều, lên tới hơn 90% hộ. Đây là nguồn động lực to lớn giúp các nghệ nhân và thợ lành nghề của làng tiếp tục gìn giữ và cải tiến trong lao động.
Bài và ảnh: Hồng Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 Làng nghề, nghệ nhân
Nuôi hươu lấy nhung: Điểm sáng kinh tế của Hương Sơn
14:16 OCOP
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 Nông thôn mới
Chào năm đặc biết 2025!
14:11 Tin tức
Huyện Ba Vì (Hà Nội) : Tổ chức Lễ công bố nghị quyết của UBTV Quốc Hội về việc thành lập xã Phú Hồng
10:29 Tin tức