Sứ giả cuối cùng của quan họ truyền thống
Sớm thấm nhuần tình yêu quan họ tha thiết của người làng Diềm (Nay là khu Viêm Xá, xã Hoà Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), cô thôn nữ Ngô Thị Lịch năm 14 tuổi đã nằm lòng những câu hát của cha và anh, 18 tuổi bắt đầu xin vào “bọn” để học“chơi” quan họ đối đáp, đến tuổi 20 thì tiếng hát đã khiến người ta nhớ tên. Trong chiếu hát năm đó,có liền anh đem long si mê giọng hát Ngô Thị Lịch, nhưng rốt cuộc không thể dạm bước thành đôi bởi lời nguyền riêng của người quan họ.
Đến nay, ở tuổi 93, sức mòn chân run, không sinh hoạt văn nghệ được nữa, lời nói lúc nhớ lúc quên, hát một câu đã thở dốc, nhưng ánh mắt cụ Ngô Thị Lịch vẫn ngời ngời khi nhắc đến những làn điệu đã ngấm vào máu thịt:“Tôi chẳng bao giờ chán quan họ, tôi chẳng bao giờ nản quan họ. Tôi quý lắm, tôi yêu lắm, chỉ không hát được như trước thôi.”, cụ chia sẻ.
80 năm gắn bó với yếm lụa khăn tà, gia tài của cụ Lịch không chỉ là danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân được nhà nước phong tặng năm 2019, mà còn là tiếng tăm vang khắp miền Kinh Bắc. Năm 2016, cụ vinh dự được cất lên làn điệu quan họ vang rền trên đài truyền hình quốc tế BBC.
Nghệ nhân Nguyễn Nam Phương, con trai của cụ Ngô Thị Lịch đầy tự hào khi nhắc đến mẹ: “Mỗi thế hệ quan họ được trời phú cho một vài người. Thế hệ của các cụ thì trời phú cho cụ Lịch và cụ Các những giọng hát phải nói là hiếm có.”
Quan họ mới đã nhuốm màu sân khấu
Đối với Nghệ nhân Nhân dân Ngô Thị Lịch, lối chơi quan họ mới đã phôi pha nhiều so với truyền thống:“Ai không thích thì bảo các cụ hát rề rà, hát lâu quá chẳng hết một câu, nhưng như vậy mới là quan họ. Bây giờ họ hát cứ vội vàng, nhanh quá, rền vang đấy nhưng không đúng.”
Chân dung Nghệ nhân Nhân dân Ngô Thị Lịch.
Quan họ xưa được lưu truyền theo lối truyền khẩu, ngày nay các câu hát được ghi chép bài bản qua sách vở, nhưng người hát lại đánh mất ít nhiều sự mộc mạc.Người xưa trong cảnh bần hàn, khi làm ruộng thì đợi đến hết vụ, khi làm mướn thì chờ đến hết ngày,chỉ để tổ chức kênh hát, hát khi hiếu hỉ, hát lúc gặp bạn. Đặc biệt, người xưa gọi là “chơi” quan họ thay vì “hát”quan họ. Tuy nhiên ngày nay, quan họ mới lại biến đổi thành một loại hình diễn xướng sân khấu.
Quan họ cổ hầu như không có nhạc cụ, thi thoảng chỉ đệm chút đàn nhị, đàn bầuc ho sinh động, còn nhịp phách gõ bằng tay hay bằng chính nhịp điệu đã có sẵn trong trái tim người hát, còn ngày nay có nghệ nhân hát trên sân khấu trong tiếng nhạc piano, organ rộn ràng.
Miệt mài trao truyền quan họ cổ
Với vốn liếng hơn 200 câu hát, cụ Ngô Thị Lịch đã trở thành thầy dạy của nhiều thế hệ liền anh, liền chị hậu bối trong làng xã. Học trò của cụ nhiều người là nghệ nhân ưu tú, trong đó hai người học trò mà cụ ưng ý nhất là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Sang và Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Thềm.
Tuy vậy, cậu học trò gần gũi với cụ hơn cả là anh Nguyễn Bá Nghĩa, người đã theo học cụ hơn mười năm nay. Không theo đuổi quan họ như một sự nghiệp mà đơn giản là một thú vui, anh Nghĩa sớm tiếp thu tình yêu văn nghệ rất đỗi vô tư của thầy mình. Tình yêu đó được anh cụ thể hoá bằng việc đem quan họ quê hương quảng bá trên nền tảng mạng xã hội. Anh đã thành lập và quản lý các kênh thông tin và truyền thông về Nghệ nhân Nhân dân Ngô Thị Lịch cũng như câu lạc bộ quan họ làng Diềm.
Nghệ nhân Nhân dân Ngô Thị Lịch hướng dẫn anh Nguyễn Bá Nghĩa hát quan họ cổ.
Khi các liền anh, liền chị đồng trang lứa đã lần lượt khuất núi, Nghệ nhân Nhân dân Ngô Thị Lịch chính là vị sứ giả cuối cùng có công bắc cầu nối khăn, gìn giữ và trao truyền tình yêu quan họ đến nhiều thế hệ của xứ Kinh Bắc.
Bài và ảnh: Thư Quỳnh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức