Sơn La: Gìn giữ nghề gốm Mường Chanh
Theo lời kể của người dân tại địa phương, gốm Mường Chanh là một làng nghề gốm rất lâu đời, thậm chí nơi đây còn là trung tam gốm cổ của đồng bào Thái đen tại Sơn La. Thời xưa, các sản phẩm làm ra được mua bán theo phương thức trao đổi ngang giá, các sản phẩm được đổi lấy lương thực, vải vóc, bông…
Gốm Mường Chanh, có vị trí trong đời sống của dân tộc Thái Đen tại Sơn La.
Nhờ đặc trưng của đất nơi đây mà người dân đã sớm biết cách tận dụng để tạo nên những đồ vật bằng gốm. Đất tại Mường Chanh là loại đất dẻo, đất sét pha cao lanh có chất lượng tốt Đất được khai thác trên mỗi thửa ruộng của gia đình và được chuyển về nhà bằng những đôi sọt nan hoặc được nặn thành từng viên tròn gánh về nhà. Khai thác đất lên, đem sản xuất ngay hoặc bảo quản nơi kín gió để dùng dần. Chất đất làm gốm tại Mường Chanh gồm nhiều màu sắc: vàng, hanh đỏ, xanh xám và đen. Trong đó, chất đất kết dính cao nhất trong số loại chất này là loại hanh đỏ.
Một số sản phẩm gốm Mường Chanh
Để làm ra một sản phẩm gốm, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu và vất vả. Sau khi lấy được đất về, đất được gia công thật nhuyễn, loại bỏ tạp chất bằng cách giã, hay đập tùy theo từng gia đình. Sau đó, người thợ sử dụng đôi bàn tay khéo léo và những công cụ tạo hình đơn giản để tạo ra những hình gốm phong phú và đa dạng. Hoa văn của các đồ vật thường gắn liền với thiên nhiên, với đời sống của người dân như: Hình sóng nước, hoa lá, dải đất, chim, cá…Để hoa văn trên gốm được sắc nét và đa dạng hơn, người làm nghề sử dụng công cụ miết thành gốm, que dàu để cắt và khắc văn chìm. Có hai loại dụng cụ miết là “Vi kiêng” (các mảnh gỗ hình bán nguyệt, hình liềm); “Vi cho” (mảnh gỗ hình rìu, có vai). Dụng cụ để cắt và khắc là “cái đát” (que bằng tre, nứa cắt vát sắc, đầu nhọn).
Gốm khi được tạo hình và phơi khô sẽ được đem vào lò nung. Đây là khâu quyết định phần lớn chất lượng của sản phẩm. Người Thái đen sử dụng lò hầm, lò được đào sâu dưới đất hoặc đào vào sườn đồi, cấu tạo lò gồm có: Cửa lò, bầu đốt, buồng nung và ống khói. Gốm được nung trong khoảng 1 ngày. Lúc đầu đun lửa to, sau nhỏ dần. Sau đó, gốm được ủ 3 ngày 3 đêm ở trong lò để tạo độ chắc bền cho gốm, khi nguội hẳn mới dỡ lò.
Với đặc trưng địa hình nơi đây mà nhiên liệu dùng để nung gốm chủ yếu là từ củi tận dụng sau mỗi lần phát nương rẫy. Sau nhiều năm làm gốm, người dân nơi đây đã sáng tạo ra màu sắc cho gốm,màu của gốm được tạo ra từ lá dẻ, lá dẻ được cho vào lò nung, khi cháy tạo khói đen ám vào sản phẩm và tạo ra màu xám đen đặc trưng của gốm Mường Chanh.
Qua từng công đoạn, với kỹ thuật đơn giản, nhưng gốm Mừng Chanh của người Thái đen đã tạo cho mình được tiếng vang riêng, là nơi cung cấp đồ dùng sinh hoạt cho người dân vùng núi Tây Bắc.
Ngày nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm gốm đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã khiến cho sức ép đối với gốm Mường Chanh ngày càng lớn. Gốm Mường Chanh giờ đây chỉ còn được sản xuất nhỏ lẻ, được gìn giữ bởi vài hộ gia đình tại xã Mường Chanh với số lượng vài lò trong một năm, lượng sản phẩm chỉ đủ cung cấp cho người dân tại địa phương và một số khu vực lân cận. Chính vì vậy, nghề gốm truyền thống ở Mường Chanh rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc giữ gìn và phát triển nghề gốm truyền thống của xã Mường Chanh nói riêng và của dân tộc
Thái đen nói chung.
Thuý Thuý
Tin liên quan
Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long
13:43 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông
09:56 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề
09:55 | 07/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì
10:00 | 06/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trù phú làng nghề
14:36 | 05/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa
08:29 | 04/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

(Huyện Gia Lâm) Nô nức khai mạc lễ hội đền - chùa Bà Tấm năm 2025
18:11 Tin tức

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 Văn hóa - Xã hội

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn
11:29 Tin tức

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025
10:24 Nông thôn mới

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 Làng nghề, nghệ nhân









