Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Say mật rừng U Minh

LNV - Trong bài vọng cổ
Với địa hình sông ngòi chằng chịt, đất và nước nhiễm mặn, cây tràm có điều kiện phát triển hợp lại thành những cánh rừng tràm bạt ngàn là nơi để bầy ong mật bay về làm tổ. Thường thì ong mật sẽ bay về khi hoa tràm nở rộ, bởi thời điểm đó ong có thể hút mật bông tràm tạo thành những giọt mật ngọt. Từ lúc ong làm tổ đến khi lấy được mật dao động trong khoảng 20 - 30 ngày. Tảng ong thường rất to, dính chặt trên thân cây tràm nằm nghiêng hay trên cây kèo của người thợ gác.

Một thương hiệu trứ danh

Đến U Minh trong một ngày giữa mùa nắng cháy, chúng tôi được dịp thưởng thức những giọt mật đặc quánh, sóng sánh màu hổ phách. Được biết ở U Minh quanh năm suốt tháng đều có thể lấy mật được, tuy nhiên, chỉ có mùa hạn (tức tháng nắng) thì mật ong mới “kẹo” (đậm đặc), ngọt thanh và sực nức mùi của bông tràm, còn mùa mưa thì mật ong loãng hơn, không ngọt, thơm bằng mật ong mùa nắng.


Giữa thời buổi nhiều người, vì đồng tiền, có thể làm mật ong giả (bằng đường là chủ yếu) để bán ra thị trường, hoặc nuôi ong mật hút nước đường hóa học làm mật, thì mật ong U Minh vẫn tạo được niềm tin đối với người dùng. Người U Minh xưa nay tự hào vì thương hiệu mật ong xứ sở. Mật ong U Minh có màu sắc bắt mắt (màu hổ phách), có độ sánh, có vị ngọt đậm đà nhưng không gắt mà rất thanh tao, thơm thoang thoảng mùi bông tràm, mùi của những cánh rừng quanh năm xanh um tạo thành hệ sinh thái đặc trưng cho mảnh đất cuối cùng đất nước. Bởi thế mật ong trở thành vị thuốc quý chẳng những giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chữa bệnh mà còn là loại mỹ phẩm đến từ thiên nhiên mà “phái đẹp” kiếm tìm.

Mật ong được kết tinh từ mật bông tràm, từ gió, sương, hương rừng U Minh, nói cách khác, đó là tinh túy của thiên nhiên đất trời, là sản phẩm của loài ong mật cần mẫn. Vì sự quý giá của nó nên người ta không ngại khi bỏ ra 500 - 700.000 đồng để mua về một lít mật ong rừng tràm U Minh. Giá mật ong U Minh xưa nay vẫn dao động trong khoảng đó, song mật ong mùa hạn thường đắt hơn mật ong mùa mưa (khoảng 600 - 700.000 đồng/lít). Điều quan trọng nhất là thương hiệu mật ong rừng tràm U Minh đã không cánh mà bay xa, là nỗi niềm khao khát của người phương xa ước ao một lần đến U Minh để thưởng thức mật ong, tận mắt chứng kiến cảnh lấy tảng ong, vắt những giọt mật nguyên chất đem về làm quà biếu.


Ngày nay, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,… phát triển là điều kiện thuận lợi để người U Minh quảng bá thương hiệu mật ong quê mình đến bạn bè cả nước và quốc tế. Cô Đào Thị Linh (Giáo viên trường THPT U Minh, huyện U Minh) vừa bán, vừa quảng bá mật ong rừng tràm U Minh trên nền tảng Facebook. Công việc bán mật ong nguyên chất cũng đem lại thu nhập cho cô Linh và nhiều người khác, ngoài ra đó còn là cách mà người U Minh thể hiện niềm tự hào về đặc sản quê mình.

Nghề gác kèo ong U Minh

Theo chân anh thợ gác kèo ong vào rừng, chúng tôi tận mắt chứng kiến cách anh thợ lấy tảng ong, vắt những giọt mật sóng sánh tại rừng tràm - nơi sản sinh ra thương hiệu nổi tiếng.

Biết được đặc tính của loài ong mật thường đóng trên những cây tràm nghiêng, người thợ gác kèo ong đã sử dụng những thân cây tràm đã lột vỏ, đặt nghiêng trong rừng, dưới bóng mát của tràm đương độ trổ bông thơm nức. Ong mật bay về làm tổ trên cây kèo, hút mật hoa kết đọng thành những giọt mật thơm, tảng ong nặng dần và trĩu xuống. Khi đã thấy vừa vặn (theo kinh nghiệm của người thợ gác kèo ong), tảng ong được cắt đem về vắt mật.

Cắt kèo ong là công việc vô cùng khó nhọc, thậm chí nguy hiểm mà không phải ai cũng có thể làm được. Chúng tôi mạo hiểm theo anh thợ vào rừng sâu, trước khi đi phải trang bị thật cẩn thận, đồ bảo hộ là áo mưa, lưới trùm đầu. Anh thợ cũng trang bị những thứ đó, nhưng trên tay anh thợ có thêm bó đuốc (thường là xơ dừa đập nát bó lại để tạo khói, càng nhiều khói càng tốt). Đi lấy mật nên đi vào buổi sáng sớm hoặc xế chiều, khi đó gió ít, khói không bị gió thổi bay theo hướng khác, đồng thời cũng giảm rủi ro cháy rừng. Khói từ bó đuốc sẽ đuổi ong bay đi để lại tảng ong ứ mật. Người thợ gác kèo có thể lấy luôn cả tảng hoặc chỉ cắt phần có mật, chừa phần còn lại để ong làm tổ mới.

Khi đã đem được tảng ong trở về, chúng tôi tận mắt nhìn, tận tay vắt mật. Trung bình mỗi tảng ong sẽ cho ra 3 - 4 lít mật. Phần tảng ong không có mật sẽ được những bà nội trợ U Minh đem trụng cho rã ra, chế biến thành món gỏi ong non chua ngọt, cái vị chua ngọt của nước trộn hòa lẫn với vị béo ngậy của ong non làm thành một mùi vị hấp dẫn, khó có thể quên được.

Nhìn chung, nghề gác kèo ong có thể giúp đời sống người U Minh ấm no hơn. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể theo nghề này được. Kinh nghiệm là điều quan trọng để có thể sống được với nghề. Về sau đã có nhiều người bỏ nghề gác kèo ong để sống bằng nghề khác, không phải vì họ không còn tha thiết với nghề mà hệ sinh thái ở U Minh ít nhiều bị biến đổi, nhất là khi diện tích rừng tràm ngày một bị thu hẹp dần. Đó là một sự thật đáng buồn. Nhận thức được điều đó, người U Minh đã nhanh tay trồng cây gây rừng, giữ lấy màu xanh của tràm, giữ lấy những cánh rừng mênh mông và giữ lấy thương hiệu mật ong rừng tràm U Minh, để thương hiệu ấy ngày một lan xa hơn nữa.

Khánh Duy

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động