Sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm làng nghề truyền thống
Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông, Củ Chi
Cả nước có khoảng 5.411 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận), trong đó 60% ở vùng đồng bằng Sông Hồng, 23% ở khu vực miền Trung và 17% ở khu vực miền Nam; thu hút khoảng 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn), trong đó số lao động qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp trở lên chiếm 12,3%. Làng nghề đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chỉ riêng ngành hàng thủ công mỹ nghệ cả nước đã có 2.000 doanh nghiệp, cơ sở tham gia xuất khẩu đạt kim ngạch trên hai tỷ USD tới hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ…
Các hộ sản xuất ở Bát Tràng
Cũng như các quốc gia hiện nay trên thế giới, phát triển bền vững ở Việt Nam là mục tiêu phấn đấu của tất cả các ngành nghề, các khu vực kinh tế trong đó có làng nghề. Một hình ảnh chân thật về làng nghề Việt Nam không bao giờ có được nếu chỉ tiếp cận nghiên cứu bó hẹp trong một phạm vi chuyên sâu hay chuyên ngành; hoặc không thể hiểu một cách thấu đáo làng nghề Việt Nam nếu chỉ tiếp cận nghiên cứu từ một góc độ. Nếu chỉ nhìn từ một góc độ, mọi sự cố gắng để tạo ra một nguyên bản, một chuẩn mực về làng nghề với cung cách “cắt lát” sẽ lãng phí và không phù hợp. Trong điều kiện hiện nay, để bảo tồn phát triển bền vững làng nghề cần lựa chọn một sự điều chỉnh dung hòa, hợp lý cả về lịch sử, xã hội, kinh tế, pháp luật… Trong đó, thực hiện pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhằm thay đổi thói quen, lề lối hoạt động của làng nghề và nó cũng là cơ sở pháp lý để đưa sản phẩm của làng nghề vào quá trình hội nhập quốc tế một cách sâu rộng.
Là địa phương có nhiều thành công trong việc triển khai Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) và xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, sản xuất sạch hơn, ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hà Nội) - chia sẻ, trung tâm đã xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, kiến thức, giới thiệu các mô hình sinh thái, các chuỗi cung ứng, các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và sử dụng các sản phẩm có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt, các siêu thị, trung tâm thương mại đang tăng cường sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy. Theo các chuyên gia, thời gian tới cần có nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng bền vững hơn nữa.
Hiện nay, tại nhiều doanh nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tại Huyện Phúc Thọ đã “khâu nối” được các doanh nghiệp và hộ sản xuất tại các làng nghề để thu gom rác thải theo hướng “hai bên cùng có lợi”. Cụ thể, doanh nghiệp đã thu mua mùn cưa tại xã có nghề mộc như: Hát Môn, Long Xuyên; Thu mua vải vụn tại làng nghề may xã Tam Hiệp... nên hạn chế được tình trạng người dân đốt, đổ trộm phế thải nơi công cộng... Với làng nghề thu mua đồng nát xã Võng Xuyên, chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân không mua, bán, vứt phế liệu ra môi trường. Hay làng gốm sứ Bát Tràng đã ghi nhận sự thay đổi rõ nét nhất trong việc ứng dụng công nghệ mới làm giảm ô nhiễm môi trường và mang lại giá trị kinh tế cao. Đến nay gần 100% cơ sở sản xuất ở Bát Tràng đã chuyển đổi lò nung bằng sử dụng than, củi gây ô nhiễm sang sử dụng lò nung gas và điện, đã loại bỏ được 100% chất thải rắn, khói bụi, giảm 60% sức lao động trong môi trường độc hại. Ông Hà Văn Lâm, Trưởng Ban đại diện nhân dân làng nghề gốm Bát Tràng chia sẻ, Bát Tràng sẽ tiếp tục vận động người dân chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng thay thế như gas, điện hoặc năng lượng mặt trời… để giảm hao tốn tài nguyên, đồng thời, nâng cao chất lượng và năng suất. Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng hiện đã nổi tiếng trên khắp đất nước, được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Chí, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội nhấn mạnh: "...Để khai thác tiềm năng thế mạnh lớn của hơn 1300 làng nghề (có 318 làng nghề truyền thống) đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội, Hà Nội cũng đã đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quy hoạch phát triển làng nghề, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề. Đồng thời đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm, thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển du lịch làng nghề gắn với chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Được biết: Giai đoạn 2021-2025, Thành phố sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp (đặc biệt doanh nghiệp trong làng nghề) nâng cao năng lực quản lý, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên, nhiên vật liệu có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, phát triển và phổ biến các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa, tạo công ăn việc làm ổn định, việc làm xanh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, xây dựng lối sống bền vững, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Bài viết có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội
Bài, ảnh: Bảo Ngọc - Thanh Hậu
Theo văn phòng điều phối nông thôn mới TP Hà Nội: Một số giải pháp về bảo tồn, phát triển làng nghề được đưa ra như: bố trí quỹ đất để phát triển nghề, làng nghề đáp ứng mặt bằng phục vụ, mở rộng sản xuất, đầu tư công nghệ thân thiện với môi trường. Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong các làng nghề, khuyến khích hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện các làng nghề phát triển bền vững.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức