Sản vật quý của Thanh Châu
Làng nghề yến sào được hình thành từ thế kỷ thứ 16 dưới thời chúa Nguyễn. Làng Thanh Châu ra đời khá sớm, vào cuối thể kỷ thứ 15. Thanh Châu, vào thời Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục, là xã thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa; vào thời Nguyễn, là xã thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Yến sào: sản ở đảo Đại Chiêm (Cù Lao Chàm), có yến hộ để đi lấy, đồng niên phải nộp 80 lạng”.
Hiện trong số văn bia đất Quảng có 4 văn bia có đề cập nghề yến sào: Trùng tu thần từ bi (N0 19349) lập năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), Thần từ bi ký (N0 19348) lập năm Tự Đức thứ 7 (1854), Vô đề (N0 19350) lập năm Tự Đức thứ 7 (1854). Các văn bia này đều do do Viện Viễn Đông bác cổ (E.F.E.O) sưu tầm, đặt tên. Riêng văn bia Thanh Châu Yến hộ miếu bi (do tác giả sưu tầm, đặt tên) lập năm Tự Đức thứ 1 (1848).
Khai thác yến sào ở Cù Lao Chàm.
Nội dung của Thanh Châu Yến hộ miếu bi như sau: “Nhặt vật quý đất Nam châu, (để) dâng (làm) món ngon cửa Bắc khuyết (cung vua). Vua ban thưởng công lao, mà tước phong vinh hiển, người người ngưỡng vọng; (vua khen tặng) ơn đức, mà miếu linh được xây dựng, ngọc cốt kính giấu nơi vượng địa, sinh khí như giữ tồn núi yến mãi mãi vững bền ở trời Nam, công lớn lâu dài. (…). Các hộ làm nghề yến sào của xã Thanh Châu đồng bái. Hồ Văn Hòa giữ chức Phó Quản cơ gia nhị cấp, (người) tầm thường gia nhất cấp, vẫn Lãnh quản Yến hộ đồng bái”.
Nội dung văn bia này cho biết ông Hồ Văn Hòa cùng những hộ khai thác yến sào đã đứng ra trùng tu lại miếu thờ Tổ nghề yến. Như vậy từ trước 1848, nghề khai thác yến sào ở Quảng Nam đã phát triển và lập được miếu thờ Tổ nghề. Đây là tư liệu bổ sung cho các bộ thư tịch như Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Xứ Đàng Trong năm 1621 của Borri… Sách Đại Nam nhất thống chí có chép, về phía tây Cù Lao Chàm chừng 3 dặm, có hòn Lồi, về phía nam chừng 7 dặm có hòn Tai, về phía bắc chừng 10 dặm có hòn La, về phía tây bắc chừng 17 dặm có hòn Khô lớn, hòn Khô nhỏ, hòn Dài, hòn Mậu. Phía nam hòn Tai có hang đá, chim yến tụ tập, tục gọi hòn Yến, chim yến thường ở hai bên động nhả nước dãi để làm tổ, yến hộ lấy nộp.
Tiền nhân nghề yến “trú sào” trong đá
Ba văn bia Thần từ bi ký (N0 19348) lập năm Tự Đức thứ 7, Trùng tu thần từ bi (N0 19349) lập năm Thiệu Trị thứ 6, Vô đề (N0 19350) lập năm Tự Đức thứ 7 cung cấp nguồn sử liệu về những thông tin cá nhân có liên quan đến nghề yến sào, thông qua việc công đức xây dựng, trùng tu miếu thờ thần của họ. Bia Thần từ bi ký có ghi các tên: Cáo thụ Tín Nghĩa Đô úy Phó thân quân hiệu Phó quản cơ gia tam cấp nhưng lãnh Quản yến hộ Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa cai tam hộ Hồ Văn Hòa; Quảng Nam Yến hộ Hộ trưởng Hồ Văn Học; Bình Định Yến hộ Hộ trưởng Hồ Văn Trùy; Yến hộ Thư lại Phạm Văn Vũ...
Bia Trùng tu thần từ bi có ghi họ tên chức danh: Thanh Châu xã Phó quản cơ nhưng lãnh Yến hộ Hồ Văn Hòa lập bia. Bia Vô đề ghi tên Thanh Châu Đông Giáp Yến hộ Thư lại Nguyễn Văn Tố lập bia để phụng cúng. Nội dung những văn bia trên cho thấy việc khai thác yến sào từ vùng đất Quảng Nam cho đến Khánh Hòa ngày nay đều do người (tỉnh) Quảng Nam quản lý.
Những tiền nhân nghề yến sào Hồ Văn Hòa, Hồ Văn Học, Hồ Văn Trùy, Phạm Văn Vũ, Nguyễn Văn Tố… đã làm “sào” trên bia đá để “yên trú” dễ đến gần 200 năm nay và sẽ còn tiếp tục ngàn đời sau.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Thân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân