Rượu mơ Quang Vinh: Viết tiếp giấc mơ nơi non thiêng Yên Tử
“Truyện xưa kể rằng, sau khi truyền lại ngôi báu, vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành. Trong đêm đầu tiên nghỉ tại chùa Lân, vua nằm mơ cưỡi trên lưng rồng vàng, rồng vươn cổ bay đi đưa vua lạc vào động lớn, phía dưới có hồ nước xanh nở đầy hoa sen vàng phía trên là ngút ngàn hoa quả chín sực nức hương thơm.
Rồng vàng chở vua đi chơi trong hồ sen, trong động hoa quả rồi lại đặt vua lên đài sen tỏa ánh hào quang. Vua giật mình tỉnh giấc, mùi hương thơm hoa quả vẫn thoang thoảng đâu đây và kỳ lạ thay có bầy rồng đất từ đâu bò về, nằm kề bên. Vua nói đây là nơi rồng ở, bèn đặt tên chùa là chùa Động Rồng (tức Long Động Tự”), phía sau chùa bạt ngàn hoa thơm, trái chín, đúng như giấc mơ kỳ ảo”.
Ông Vũ Anh Tuấn, chủ cơ sở Rượu mơ Quang Vinh, mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế và câu chuyện về hành trình 40 năm xây dựng, khẳng định thương hiệu của gia đình cũng theo đó hiện lên khá đầy đủ, chi tiết.
Chủ cơ sở Rượu mơ Quang Vinh giới thiệu về quy trình sản xuất.
Đó là vào năm 1981, cụ thân sinh của ông Tuấn là cụ Vũ Quang Háp mở một quán nước nhỏ dưới tán cây mơ cổ thụ trước sân chùa Lân đón du khách nghỉ chân trên chặng đường hành hương về cõi Phật. Vào độ tháng 2, tháng 3 âm lịch, cây mơ trước sân chùa Lân và cả rừng mơ sau chùa chín vàng, thơm ngào ngạt. Cụ Háp cùng các con đã hái mơ về thử ngâm với đường và rượu trắng, sau đó chưng cất tạo nên một thứ rượu có hương thơm và vị ngon khác lạ so với những loại rượu khác, khiến những ai được một lần nếm thử cũng nhớ mãi.
“Có lẽ được hấp thụ nguồn nước tự nhiên tinh khiết ở độ cao gần 1.000 mét, cùng khí hậu thổ nhưỡng đặc trưng, những trái mơ lông chín vàng thơm mọng của núi rừng Yên Tử khi được ủ cùng với đường mía và rượu gạo chưng cất trong hầm động dưới lòng đất lâu năm đã tạo nên thứ rượu có hương vị nồng nàn, mang chọn vẹn linh khí của vùng đất thiêng Yên Tử”, ông Vinh tự hào giới thiệu về sản phẩm gia truyền.
Đặc biệt, trải qua hành trình gần 40 năm vừa sản xuất, vừa đúc kết kinh nghiệm, nhất là sau này, quy trình chưng cất truyền thống được áp dụng công nghệ lọc hấp hiện đại càng khiến cho dòng sản phẩm Rượu mơ Quang Vinh có sự độc đáo, khác biệt, để trở thành sản phẩm top đầu các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.
Đến thương hiệu Rượu mơ Quang Vinh
Đưa chúng tôi đi thăm cơ ngơi của gia đình gồm cả cơ sở sản xuất nằm trọn vẹn trong khuôn viên rộng gần 2.000m2 được quy hoạch khang trang, bề thế, ông Vũ Anh Tuấn đã giới thiệu với chúng tôi từng khâu sản xuất ra sao để để tạo nên thứ hợp chất đồng nhất sóng sánh ánh vàng, thơm nức hương mơ chín và nồng ấm men say như cảm nhận của nhiều người về rượu mơ Quang Vinh.
Bắt đầu từ việc thu hái quả mơ vừa độ, rồi sơ chế đưa vào ủ cùng đường mía, rượu gạo trong thời gian bao lâu, nhiệt độ ra sao và cuối cùng chưng cất thế nào?… Tất cả các khâu đều được ghi chép rất tỉ mỉ, kỹ lưỡng có sự kết hợp huần nhuyễn của hàng chục lao động thủ công kết hợp máy móc hiện đại.
Nhưng sử dụng máy móc là câu chuyện sau này, còn thời cụ Háp khởi nghiệp chủ yếu là huy động sức lao động của cả gia đình làm thủ công theo phương pháp truyền thống. Nhưng ngay từ khi ấy, những vò, những hũ rượu đã được cụ ghi chép cẩn thận, chi tiết để khi chưng cất xong sẽ cho ra những mẻ rượu ưng ý nhất.
Thời đó, rượu mơ nhà cụ Háp chưa có thương hiệu riêng như bây giờ, cái tên Rượu mơ Yên tử được dùng chung cho tất cả các hộ dân làm rượu khu vực này, nhưng cứ nhắc đến rượu của cụ Háp thì du khách gần xa đều mến mộ. Hầu như ai đã từng nếm qua, thì khi có dịp trở lại Yên Tử, nhất định sẽ qua quán nhỏ dưới gốc mơ già cạnh chùa Lân mua về.
Sau này, vào năm 2013, khi tỉnh Quảng Ninh, địa phương đầu tiên của cả nước triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), ông Vũ Anh Tuấn kế thừa gia nghiệp từ cha liền mạnh dạn đăng ký tham gia. Từ nguồn cây giống, phân bón được hỗ trợ từ Chương trình, ông Tuấn đã liên kết với hàng chục hộ dân trong vùng Năm Mẫu để mở rộng vùng nguyên liệu, tạo nguồn cung ổn định phục vụ sản xuất suốt những năm qua. Cũng từ đây, sản phẩm Rượu mơ Quang Vinh đã có mặt trong các cuộc triển lãm, hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP và lên kệ một số siêu thị trong nước. Sản phẩm cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Tại cơ sở sản xuất Rượu mơ Quang Vinh, chúng tôi đã đi thăm một nơi rất đặc biệt, đó là hầm rượu được thiết kế ấn tượng với chiếc nậm khổng lồ đặt phía trên. Dưới hầm, hàng trăm chum rượu đặt san sát trong không gian huyền ảo của đèn trang trí, tiếng nước chảy róc rách men quanh vách đá. Như lời ông chủ hầm rượu, bên trong hầm luôn phải giữ nhiệt độ ổn định, ánh sáng vừa phải để đảm bảo các nguyên liệu được lên men ở mức lý tưởng nhất. Rượu ngâm càng lâu càng nồng đậm, càng ngon, càng quý. Trong hàng trăm chiếc chum sành đựng hàng trăm lít kia không phải rượu giống nhau hoàn toàn. Có chum mới ủ vài năm, nhưng cũng có chum lên đến 20 năm, 30 năm… Cũng tại hầm rượu này, mỗi năm đón hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế ghé thăm và thưởng rượu như một điểm dừng chân thú vị trên chặng đường hành hương Yên Tử.
***
Rời cơ sở sản xuất Rượu Mơ Quang Vinh, chúng tôi ra về với nhiều cảm xúc khác nhau về thức uống mang đậm hương vị núi rừng Yên Tử và liên tưởng đến giấc mơ cưỡi rồng trong thế giới hương hoa của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông hàng trăm năm trước. Đây không đơn giản là một sản phẩm đạt chất lượng đặc sản 4 sao OCOP Quảng Ninh, thức uống truyền thống dành cho những dịp lễ tết quan trọng, mà hơn cả còn bao chứa cả một câu chuyện của lịch sử, văn hóa tâm linh của vvùng non thiêng Yên Tử ngàn năm mây trắng.
Tháng 9 năm 2020
Ghi chép của Nguyễn Thanh Nga
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân