Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Quảng Trị: Giữ gìn và phát triển nghề khai thác cá thu

LNV - Cá thu là đặc sản nổi tiếng của biển nhưng không phải ngư dân tỉnh nào cũng có nghề khai thác loại cá này. Cách đây 25 năm, nghề khai thác cá thu chính thức có mặt ở Quảng Trị một cách bài bản khi ngư dân sử dụng lưới rê bùng nhùng để đánh bắt. Đến nay, nghề khai thác cá thu vẫn được ngư dân Quảng Trị giữ gìn và phát huy…
Truyền nghề cho ngư dân

Mới đây, ông Nguyễn Văn Huân, nguyên Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trở về vùng biển Cửa Việt để thăm ngư dân sinh sống bằng nghề đánh bắt này. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Cửa Việt (nay là thị trấn Cửa Việt) huyện Gio Linh, ông Huân luôn nhớ hình ảnh ngày đó mỗi lần ngư dân đi biển may lắm mới câu được một vài con cá thu nhỏ có trọng lượng chỉ vài ki-lô-gam. Thời điểm đó, ngư dân Cửa Việt vẫn chưa trang bị được dụng cụ đánh bắt cá thu một cách bài bản với số lượng lớn. 25 năm trước, ông Huân lúc đó là Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Kỹ thuật khuyến ngư của Sở Thủy sản, được đi học tập, nghiên cứu ở nhiều địa phương, phát hiện một tỉnh ven biển phía Bắc có nghề đánh bắt cá thu rất hiệu quả. Trong lúc vùng biển Quảng Trị nằm ở vị trí cửa ngõ của Vịnh Bắc Bộ nên cá từ ngoài biển sâu, nhất là cá thu bơi vào tìm kiếm thức ăn rất nhiều. Muốn bắt được cá thu cần phải có trình độ chuyên môn cũng như yếu tố kỹ thuật cao. Sau bao nhiêu trăn trở, ông quyết định mang nghề mới lưới rê bùng nhùng về trao truyền cho ngư dân Cửa Việt với mong muốn sớm mang lại cuộc sống no đủ hơn cho người dân vùng cửa biển.


Năm 1997, chương trình khuyến ngư của tỉnh do ông phụ trách hỗ trợ 2 vàng lưới cho ngư dân Nguyễn Văn Luận ở thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt và Nguyễn Văn Cường ở Khu phố 1, thị trấn Cửa Việt. Đây là hai ngư dân có nhiều kinh nghiệm khai thác cá trên biển và đủ năng lực để tiếp nhận nghề mới. Sau khi được đào tạo nghề, 2 ngư dân sử dụng thuyền 35 CV để ra vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ, mang theo mỗi thuyền 1 vàng lưới rê bùng nhùng có chiều dài 1.000 m, cao 20 m với ước mơ chinh phục được cá thu với khối lượng lớn. Suốt 3 tháng đánh bắt cá thu với nhiều chuyến vào ra cập bến, thuyền của 2 ngư dân liên tục trúng đậm, có đêm bán cá thu đến 10 triệu đồng. Nhớ lại ngày đó, khi mới di nghề khai thác cá thu bằng lưới rê bùng nhùng về, các ngư dân cao tuổi tỏ ra nghi ngờ, cho rằng nhiều đời qua họ chỉ câu cá thu, chưa hề bắt cá thu bằng lưới. Nay thấy từng sợi dây lưới bắt cá thu to như ngón tay, đan lại vào nhau theo kích thước 8 cm x 8 cm, dài từng cây số như vậy thì sức đâu nổi để kéo lưới, chứ đừng nói bắt cá.

Nhưng hiệu quả của mô hình mới đã thuyết phục được nhiều người dám nghĩ, dám làm và ngay cả với những ngư dân cao tuổi trước đây từng nghi ngờ cách đánh bắt này. Bởi vì kèm theo những vàng lưới dài nhiều cây số ấy là nhiều tàu cá ngày càng đóng mới công suất 300 - 400 CV cùng các ngư cụ hiện đại phục vụ đánh bắt cá như máy tời lưới, máy dò bụng biển, máy định vị. Đến năm 1998, chương trình khuyến ngư của tỉnh lại di về thêm 2 vàng lưới rê bùng nhùng hỗ trợ cho 2 ngư dân ở xã Triệu An, huyện Triệu Phong đánh bắt rất hiệu quả. Từ năm 2000 về sau, nghề lưới rê bùng nhùng đánh bắt cá thu được phát triển nhiều hơn tại các xã Gio Việt và Triệu An, thị trấn Cửa Việt.


Cũng từ đây lưới rê bùng nhùng để bắt cá thu được ngư dân sáng chế phù hợp hơn với điều kiện thực tế ở vùng biển mình đánh bắt để mỗi chuyến đi biển khai thác hiệu quả hơn. Mỗi vàng lưới có chiều rộng từ 40 - 45 m, chiều dài 10 km. Ông Huân không quên được suốt thời gian đó cùng cộng sự của mình là anh Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ Phòng Kỹ thuật khuyến ngư theo dõi sát sao mỗi chuyến đi biển đánh bắt cá thu của ngư dân. Cứ mỗi chuyến tàu từ biển trở về đều có báo cáo kỹ lưỡng thời gian, địa điểm, hành trình đánh bắt của ngư dân, đồng thời tuyên truyền về hiệu quả đánh bắt bằng lưới rê bùng nhùng cho nhiều ngư dân.

Đánh bắt cá thu phải theo mùa, thường thì từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời gian ngư dân ra biển khai thác cá thu. Đây là thời điểm cá thu trên biển khá nhiều và thịt ăn ngon hơn các mùa khác. Từ 2 vàng lưới đầu tiên đến nay, nghề khai thác cá thu đã phát triển mạnh ở một số địa phương trong tỉnh Quảng Trị. Toàn tỉnh có 60 tàu, tập trung nhiều ở Khu phố 5, 6 của thị trấn Cửa Việt.


Giữ gìn và phát triển nghề

Ngư dân Võ Văn Huynh ở Khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, chủ tàu xa bờ vừa bốc xếp cá thu từ hầm tàu lên bán cho tư thương, vừa kể mỗi chuyến đi biển, tàu xa bờ của anh giải quyết việc làm cho 8 đến 10 lao động. Cá thu được ngư dân đi biển chia thành nhiều loại, ngon nhất là cá thu trắng. Cá thu chất lượng phải đảm bảo hai yếu tố ngon và tươi. Mỗi chuyến khai thác xa bờ thường mất thời gian từ năm đến sáu ngày là đầy hầm chứa, nhưng có chuyến kéo dài hơn mười ngày. Vụ này, tàu của anh Huynh đi biển được gần 10 chuyến, cùng với những mẻ lưới khai thác cá thu thì ngư dân cũng bắt được không ít cá ngừ để tăng thêm thu nhập.

Anh Huynh chia sẻ, bây giờ khai thác cá thu bằng phương tiện hiện đại, có máy dò bụng biển, sử dụng lưới bùng nhùng nên đánh bắt dễ hơn. Mỗi chuyến đi biển, thường thì người có kinh nghiệm nhất chịu trách nhiệm dùng máy dò ngang dò bụng biển, tìm đàn cá thu đang hoạt động. Khi phát hiện có đàn cá dưới biển vẫn chưa thể buông lưới vì cần phải chọn thời điểm thích hợp để buông lưới bắt gọn được cả đàn cá. Đợi khi con nước trên biển đạt độ chuẩn theo một quy ước riêng của người đi biển, hướng gió biển cũng phù hợp, thời điểm này thường là về đêm, tiếp tục dò máy thấy bầy cá không di chuyển, nằm lặng im trong bụng biển thì mới bủa lưới để bắt gọn cả đàn.


Cảng cá Cửa Việt thời điểm chúng tôi có mặt, nhiều tàu khai thác cá thu cập bến mang theo niềm vui của ngư dân. Chúng tôi gặp anh Bùi Đình Chiến ở Khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, chủ tàu xa bờ vừa cập cảng mang theo hơn 5 tạ cá thu khai thác được sau chuyến đi biển 4 ngày đêm. Anh Chiến cho biết chuyến đi biển lần này sản lượng đánh bắt được ít hơn các chuyến trước nhưng vẫn đủ trang trải các chi phí. Nhìn những con cá thu tươi chong được anh Chiến bốc dỡ lên từ khoang ướp lạnh, ai cũng thích. Khi cá đang tươi cắt ra thành từng lát có màu trắng hồng, sau đó ngâm từng lát cá vào trong nước muối pha loãng vài phút rồi cấp đông dùng dần.

Nếu không biết bí quyết ngâm qua nước muối loãng, liền đem cấp đông thì khi chế biến món ăn, gia vị sẽ không thấm vào từng thớ thịt nên sẽ làm giảm vị ngon của cá thu. Cá thu có giá trị dinh dưỡng rất cao, được chế biến đa dạng với nhiều thực đơn hấp dẫn như cá thu nướng, kho riềng, kho

tộ, kho tiêu, làm chả, làm ruốc, nấu bún… nên được nhiều người yêu thích. Mức giá hiện tại là 200 nghìn đồng/kg cho loại cá 5 kg trở lên, cá nhỏ hơn có giá 150 -170 nghìn đồng/kg. Nhu cầu tiêu thụ cá thu không chỉ ở thị trường trong tỉnh, phần lớn được các thương lái mua để bán lại cho các thị trường lớn như ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… bởi vì không phải tỉnh nào cũng có nghề khai thác cá thu như ở Quảng Trị. Sau mỗi chuyến khai thác trúng cá thu, trên đường trở vào bờ, các chủ tàu đều thông báo cho thương lái trong và ngoài tỉnh đến thu mua kịp thời để kịp phân phối cho thị trường. Vì thế, hiếm khi cá thu không tiêu thụ được.

Kinh nghiệm của nhiều ngư dân cao tuổi cho biết không phải năm nào cũng được mùa cá thu, cứ vài năm được mùa thì xen vào một năm mất mùa nên muốn khai thác được nhiều cá thu, ngư dân không chỉ đánh bắt ở vùng biển Quảng Trị hay Vịnh Bắc Bộ, mà các đoàn tàu còn tiến đến những ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Tư Chính… để đánh bắt. Trong sâu thẳm của nhiều ngư dân, dù được mùa hay không thì họ vẫn luôn mong muốn gìn giữ và phát triển nghề khai thác cá thu. Bởi vì chỉ có nghề khai thác hiện đại bằng lưới rê bùng nhùng mới tạo được nhiều việc làm hơn cho ngư dân và mang đến nguồn thu nhập cao. Hơn nữa, nhiều gia đình ngư dân bám biển không chỉ vì mưu sinh, mà vì chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, vì trách nhiệm của mỗi người con đất Việt.

Bài, ảnh: Tú Linh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ hiện nay.
Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

Huyện Phú Xuyên từng bước khai thác tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, huyện Phú Xuyên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông để từng bước khai thác lợi thế tiềm năng các điểm du lịch làng nghề, quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

Nghề làm muối Bạc Liêu Tinh hoa đến từ biển cả

LNV - Bạc Liêu – mảnh đất miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng với những giai điệu cải lương sâu lắng hay lòng hiếu khách chân tình, mà còn được biết đến với những cánh đồng muối trắng tinh trải dài tít tắp. Nghề làm muối nơi đây không chỉ là nguồn sống của bao thế hệ mà còn là biểu tượng đặc trưng, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và kinh tế của người dân vùng biển.
Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Tài hoa của nghệ nhân

LNV - Làng lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ hiền hòa thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam. Với lịch sử hơn 1.000 năm, nơi đây không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự tinh tế và tài hoa của người thợ làng nghề Việt Nam.
Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

Bến Tre: Ý tưởng điêu khắc độc đáo từ cây, trái quê hương

LNV - Với đam mê điêu khắc cùng nguồn nguyên liệu sẵn có, anh Bùi Văn Ngưng (SN 1981) đã tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ những gốc cây, trái dừa khô,... có giá trị kinh tế, thẩm mỹ cao. Đặc biệt, tác phẩm “Đĩa Trái Cây Ngũ Quả” của anh còn được trưng bày tại Vòng xoay Ngã Năm (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre), thu hút không ít du khách đến tham quan.
Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

Bình Định: Mai khoe sắc vàng đón Tết

LNV - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang cận kề, các nhà vườn trồng mai trên địa bàn thị xã An Nhơn - nơi thủ phủ mai vàng lớn nhất miền Trung tất bật đưa mai ra chào khách với những tác phẩm đẹp, lạ, độc đáo thỏa mãn thú chơi mai của thượng đế.

Tin khác

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân Đào Thanh Hảo góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân Đào Thanh Hảo, Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

Cộng đồng làng nghề sẽ bước sang thời kỳ mới

LNV - Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam NGUT Trịnh Quốc Đạt đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam về những thành quả của Hiệp hội trong năm vừa qua và những hoạt động nổi bật trong năm mới 2025.
Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

Làng nghề “trình làng” những trái cây độc lạ dịp Tết

LNV - Những năm gần đây, những loại trái cây độc, lạ như dừa dát vàng, bưởi hồ lô, bưởi đỏ tiến vua... thường được nhiều người lựa chọn để bày mâm ngũ quả ngày Tết, khiến cho mặt hàng này trở nên hút khách mỗi dịp cuối năm.
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
Festival nghề muối Việt Nam

Festival nghề muối Việt Nam

LNV - Festival nghề Muối Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 6-8/3/2025 tại Bạc Liêu với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam.”
Giữ lửa nghề tò he Xuân La

Giữ lửa nghề tò he Xuân La

LNV - Thôn Xuân La, một làng quê yên bình thuộc huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ lâu đã nổi tiếng với nghề nặn tò he truyền thống. Nơi đây, những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân đã thổi hồn vào những khối bột đơn sơ, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam

LNV - Làng nghề đúc đồng Đại Bái, thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Đây là một ngôi làng nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống đã tồn tại hàng nghìn năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay làng Đại Bái không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm đúc đồng tinh xảo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ngãi:  Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết

LNV - Xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa, (tỉnh Quảng Ngãi) từ lâu được biết đến là làng nghề chuyên sản xuất các loại bánh truyền thống, không những phục vụ trong tỉnh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành khác. Ngoài bánh mì xốp, nơi này còn có những lò sản xuất bánh nổ, bánh thuẫn. Dẫu không còn nhiều hộ sản xuất như thời hưng thịnh, nhưng những sản phẩm từ nơi đây vẫn được duy trì phát triển và có vị trí trên thị trường.
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm

LNV - Nghệ An là một tỉnh có nhiều nghề thủ công truyền thống. Các làng nghề đã hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển thăng trầm của lịch sử. Xuất phát từ việc tranh thủ khoảng thời gian nông nhàn trong sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn nguyên vật liệu tại địa phương, người nông dân đã làm ra các sản phẩm thủ công nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân, gia đình. Dần dần, việc sản xuất các sản phẩm thủ công được phát triển và chuyên môn hóa.
Làng xôi Phú Thượng

Làng xôi Phú Thượng

LNV - Ẩn mình bên bờ Tây Hồ, làng Phú Thượng, thuộc quận Tây Hồ (Hà Nội) nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Được mệnh danh là "làng xôi", Phú Thượng không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên của làng quê mà còn bởi những món xôi độc đáo với hương vị đặc biệt.
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết

LNV - Làng Thế Chí Tây xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, (tỉnh Thừa Thiên - Huế) được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mai cảnh vào cuối năm 2018. Tháng 12/2021, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể “Làng nghề truyền thống mai cảnh Thế Chí Tây”. Hiện nay, Làng nghề mai cảnh đang được phát triển và ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn. Đặc biệt là giống nhãn lồng được xem sản vật “tiến vua” nổi tiếng mà không nơi nào sánh được.
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niềm tự hào với những đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật làm chè truyền thống. Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo - Giám đốc Hợp tác xã chè Hảo Đạt chính là minh chứng sống động cho sự tài hoa và tâm huyết của người làm chè.
18 điểm du lịch gắn với làng nghề   và làng nghề truyền thống

18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Theo Sở NN&PTNT HàNội, thành phố Hà Nội có 2 môhình làng nghề truyền thống đã áp dụng thành công mô hình phát triển làng nghề truyền thống, ditích văn hóa gắn với du lịch nổitiếng, là: Làng gốm sứ Bát Tràngvà làng lụa Vạn Phúc.
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết

LNV - Những ngày này, nhiều tuyến đường quê ở làng chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, (tỉnh Đồng Tháp) được nhuộm vàng, nhuộm đỏ bởi những bó lát dệt chiếu, báo hiệu mùa sản xuất Tết rộn ràng đang về.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động