Quảng Nam: Tận dụng tiềm năng, đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống
Ông Đặng Bá Dự, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam
Phóng viên (PV): Đề nghị ông cho biết về những tiềm năng phát triển nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam? Ý nghĩa của việc tổ chức khổ Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022?
Ông Đặng Bá Dự: Đến năm 2021, Quang Nam có tổng cộng 4 nghề truyền thống, 30 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Trong đó có 11 làng nghề thuộc nhóm ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 4 làng nghề thuộc nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 15 làng nghề thuộc nhóm ngành sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ. Tuy nhiên, các nghề, làng nghề này lại tập trung ở các huyện đồng bằng và 2 huyện miền núi; hiện tại vẫn còn tới 7 địa phương chưa có làng nghề được công nhận.
Đặc biệt, toàn tỉnh có 40 nghệ nhân và thợ giỏi được công nhận, chủ yếu tập trung ở ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó, nghệ nhân vinh dự được Chủ tịch nước công nhận là 11 người (2 nghệ nhân nhân dân, 9 nghệ nhân ưu tú). Nghệ nhân và thợ giỏi được UBND tỉnh công nhận có 29 người (18 nghệ nhân, 11 thợ giỏi). Đây là nguồn động viên, khích lệ và tạo động lực để những người này tham gia đào tạo nghề, truyền nghề cho thế hệ trẻ và góp phần bảo tồn, phát triển kỹ năng nghề, làng nghề…
Làng nghề nước mắm Cửa Khe (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
Theo kế hoạch, Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất - Quảng Nam 2022 sẽ diễn ra từ ngày 30/4 đến 4/5 tại Quảng trường Sông Hoài và Công viên vườn tượng An Hội (TP.Hội An). Đây là hoạt động trọng tâm của Năm du lịch quốc gia 2022. Sự kiện này nhằm tái hiện sinh động nhất các giai đoạn phát triển nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói riêng và các tỉnh thành khu vực duyên hải miền Trung Tây Nguyên nói chung. Qua đó giới thiệu, quảng bá văn hóa, lịch sử, thành tựu, tiềm năng, thế mạnh của Quảng Nam (kinh tế - văn hóa - xã hội) đến với du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước… Đây là dịp để tôn vinh các nghệ nhân của Quảng Nam nói riêng, cả nước nói chung đã có đóng góp vào việc gìn giữ, phát triển làng nghề Việt Nam. Cùng với đó, hướng đến các giải pháp bảo tồn, truyền nghề và phát triển nghề trên địa bàn nói riêng, khu vực duyên hải miền Trung và cả nước nói chung.
PV: Thưa ông, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Quảng Nam đã được triển khai như thế nào, những kết quả và định hướng trong thời gian tới?
Ông Đặng Bá Dự: Năm 2018 Quảng Nam triển khai thực hiện Chương trình OCOP, đến cuối năm 2021 toàn tỉnh có 268 sản phẩm của 207 chủ thể được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP ( 222 sản phẩm 3 sao, 45 sản phẩm 4 sao, 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao). Những địa phương có số lượng sản phẩm OCOP được công nhận 3 đến 4 sao tiêu biểu là: Tiên Phước (32 sản phẩm), Thăng Bình (24 sản phẩm), Tam Kỳ (21 sản phẩm), Điện Bàn, Nam Trà My (mỗi địa phương 18 sản phẩm).
Làng dệt Mã Châu (Duy Xuyên, Quảng Nam)
Để xúc tiến thương mại, Sở Công thương đã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua các hoạt động tổ chức ngày hội khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ 2-Techfest năm 2021; ngày hội khởi nghiệp và sáng tạo tổ chức tại TP Chí Minh. Phối hợp với Bưu điện tỉnh, Viettel và các chủ thể đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (109 sản phẩm), Voso.vn (104 sản phẩm) và trang sản phẩm Quảng Nam www.sanpham.quangnam.gov.vn; tổ chức hội nghị “Kết nối hàng Việt - OCOP Đà Nẵng 2021”; hội chợ trưng bày sản phẩm OCOP tại Phú Quốc; hội chợ Xuân - OCOP Quảng Nam 2021. Cùng với đó kết nối với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận và trưng bày các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, sản phẩm OCOP Quảng Nam tại số 92-94 đường Nguyễn Huệ; hỗ trợ xây dựng 2 điểm bán hàng OCOP tại huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ...
PV: Ngành Công Thương tỉnh Quảng Nam đã làm gì để phát triển ngành và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn, thưa ông?
Ông Đặng Bá Dự: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam thời gian qua Sở Công thương Quảng Nam đã chủ động triển khai thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Thứ nhất, xây dựng các chương trình, đề xuất giải pháp triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển thương mại - du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tham mưu triển khai thực hiện tốt các nội dung kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 2454/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Nâng cấp trang sản phẩm Quảng Nam tại địa chỉ www.sanpham.quangnam.gov.vn. Tham mưu để UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại. Triển khai Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn 2021-2025. Đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp logistics và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn.
Thứ hai, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp về hợp tác kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các đối tác (CPTPP, EVFTA, UKVFTA,…) nhằm khai thác các cơ hội và giảm thiểu thách thức cho doanh nghiệp và địa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội, đẩy mạnh hoạt động phát triển thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp xuất khẩu thông qua chương trình thương hiệu quốc gia.
Thứ ba, triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Rà soát đánh giá quy hoạch, hiện trạng và xây dựng danh mục xúc tiến đầu tư cụm công nghiệp (CCN). Xây dựng danh mục xúc tiến, thu hút đầu tư và triển khai các giải pháp thu hút đầu tư hạ tầng các CCN. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19. Xây dựng “Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Nam đến năm 2030”. …
Thứ tư, tiếp tục cải cách hành chính, duy trì giải quyết dịch vụ công trực tuyến 100% mức độ 4; tập trung công tác chuyển đổi số ngành công thương, hoàn thiện trang cơ sơ dữ liệu tại địa chỉ www.csdlsocongthuong.quangnam.gov.vn phục vụ công tác quản lý, điều hành và chia sẻ dữ liệu. Cùng với đó tham mưu xử lý tháo gỡ giải quyết những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc kéo dài, trong đó ưu tiên hoàn thành thủ tục bàn giao công trình điện của các hợp tác xã còn lại cho điện lực và tập trung bàn giao tài sản công trình điện do các Sở, Ban, Ngành làm chủ đầu tư đang sử dụng, quản lý cho ngành điện. Xây dựng kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý CCN và phương án thu phí sử dụng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng trong CCN trên địa bàn. Hoàn chỉnh kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra lĩnh vực công thương, đảm bảo bình ổn giá cả thị trường…
PV: Xin cảm ơn ông!
Phương Bình (thực hiện)
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân