Quảng Nam: Gốm Thanh Hà nức tiếng gần xa
Làng nghề gốm Thanh Hà hiện nay là một địa điểm du lịch quan trọng của Hội An, cùng với một khu du lịch tái hiện và trưng bày tinh hoa nghề gốm là Công viên văn hóa Đất nung Hội An. Làng Thanh Hà có lịch sử hình thành từ lâu đời, muộn nhất từ thời thành lập đạo Thừa tuyên Quảng Nam năm 1471. Nơi đây có nhiều địa danh về mặt ngữ nghĩa liên quan đến làng nghề gốm.
Trong các tư liệu văn khế mua bán đất đai của làng Thanh Hà xuất hiện các từ: Cương lô (缸 炉), Diêu lô (窑 炉). Cương có nghĩa là vại, ang, chum… thuộc về đồ sành; diêu có nghĩa là đồ gốm; lô có nghĩa là lò. Đặc biệt, địa danh ấp Nam Diêu (南 窑) rất nổi tiếng và nay trở thành một khối phố của phường Thanh Hà. Trong địa danh Nam Diêu thì chữ “diêu” liên quan đến đồ gốm. Nam Diêu có khu miếu tổ nghề gốm mà hay gọi là khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu.
Theo các nhà nghiên cứu, làng nghề gốm Thanh Hà cũng được hình thành cùng với giai đoạn lập làng, do những cư dân Thanh Hóa nam tiến đã mang theo. Song, niên đại sớm nhất về làng nghề gốm Thanh Hà cho đến nay vẫn chưa xác định được.
Trong điều kiện thư tịch hiện tại, làng nghề gốm Thanh Hà được nhắc đến vào giữa thế kỷ 18. Theo Thái Mỹ, tài liệu Hán Nôm làng Minh Hương Hội An là cuốn sổ Ngân lễ có niên đại 1747 (do Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Hội An lưu trữ) chép rằng: “Viên chức làng Minh Hương cử người đến Thanh Hà mua 7 cái chậu để trồng một số loài hoa quý hiếm biếu quan Cai án kiêm Tri tàu vụ…”. Thời điểm hình thành làng nghề đến khi làng nghề có sản phẩm trở thành mặt hàng thương mại và làm quà tặng là một quá trình lâu dài. Từ đó cho thấy làng gốm Thành Hà có thể hình thành từ sớm hơn nữa.
Văn bia miếu tổ nghề
Khu miếu tổ nghề gốm Nam Diêu thuộc khối Nam Diêu, phường Thanh Hà, TP.Hội An có 2 tấm bia đá nói về việc công đức trùng tu miếu Nam Diêu. Hai tấm bia này thuộc cùng một đơn vị văn bản văn bia, nhưng lại bị chia thành 2 tấm bia để phân biệt ghi tên người công đức là nam và nữ. Hai tấm bia này được làm bằng cẩm thạch màu trắng và ốp vào tường của miếu Tổ nghề gốm Nam Diêu.
Văn bia trùng tu miếu Nam Diêu do Tú tài Nguyễn Tải phụng chí. Nội dung có đoạn: “Nay, may sao đồng nhân khuyến lệ, lòng thành, sức góp nhất tề, đều nói thay tùng đổi bách để chẳng còn một chút nào hư hỏng, như làm nhà thì phải toàn ngói cho thế được an toàn. Rồi bèn xây trên nền cũ, chế biến quy mô mới, mọi thứ đều thay đổi, một lần chấn chỉnh, trên có lầu cao, dưới có tẩm rộng, phô vẻ tôn nghiêm. Trong thì tiền đường, ngoài có hạ hiên, dạng thêm tráng lệ. Rồi đến ngày hoàn thành, tổn phí hơn 300 đồng bạc. Đẹp đẽ cả trăm năm, mắt kẻ bàng quan nay càng khen ngợi, đều do sức chung để thờ thần” (Nguyễn Bội Liên dịch).
Phần nội dung chính của văn bia không thể hiện rõ về dấu vết làng nghề gốm, nhưng phần họ tên người công đức đã có được một số thông tin liên quan đến nghề gốm Thanh Hà lúc bấy giờ. Đó là những từ ngữ “Nguyên tượng mục lão nhiêu Ngụy Khuê”, “Phụng hỏa xuất nhập lão nhiêu Nguyễn Bình”, “Nguyên ngõa tượng lão nhiêu Lê Từ”, “Nguyên ngõa tượng lão nhiêu Nguyễn Thành”. Những danh xưng “tượng mục” (có thể hiểu là chủ thợ), “phụng hỏa xuất nhập” (người phụ trách đốt lò), “ngõa tượng” (thợ ngói) chính là thể hiện các công việc và phân nghề cụ thể của nghề làm gốm, nghề đất nung.
Làng nghề gốm Thanh Hà nhờ văn bia mà lưu giữ ký ức làng nghề “bền như đá” và nhờ đó truyền mãi cho đời sau.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Thân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề