Phú Thọ: Phát triển làng nghề chế biến lâm sản ở Hạ Hòa
Các làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Hạ Hòa tạo việc làm cho trên 800 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Toàn huyện có 3 làng nghề chế biến lâm sản trên tổng số 8 làng nghề đang hoạt động gồm: Làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, công nông xã Hương Xạ; làng nghề chế biến lâm sản xã Hà Lương; làng nghề chế biến lâm sản xã Ấm Hạ. Doanh thu bình quân của các làng nghề chế biến lâm sản đạt gần 297 tỉ đồng/năm, chiếm 88% tổng doanh thu của các làng nghề trên địa bàn, giải quyết việc làm cho trên 800 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4,5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Được thành lập năm 2011, làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, khu 3, xã Hương Xạ hiện có 11 xưởng bóc và 1 xưởng ván ép xuất khẩu với 124 hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, trong đó khoảng 20 hộ làm nghề chế biến lâm sản, tổng số lao động làng nghề 200 người; doanh thu bình quân hàng năm đạt trên 20 tỉ đồng. Ông Ngô Ngọc Linh - Trưởng làng nghề cho biết: Trước đây, việc sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn hoạt động nhỏ lẻ, manh mún theo quy mô hộ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Sau khi được chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các hộ đã liên kết, phát triển làng nghề, mạnh dạn đầu tư mở xưởng sản xuất, chế biến, mang lại thu nhập cao, ổn định hơn. Đồng thời, các hộ sản xuất trong làng nghề thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; cùng nhau thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường nông thôn, phòng cháy chữa cháy, xây dựng nông thôn mới… Nhờ đó, năm 2019, Ấm Hạ đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện thu nhập bình quân đạt trên 33 triệu đồng/người/năm; đường giao thông trục xã, liên xã được bê tông hóa 100%; số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới còn dưới 3%...
Cùng với làng nghề sản xuất, chế biến lâm sản, công nông Hương Xạ, làng nghề chế biến lâm sản xã Ấm Hạ và xã Hà Lương cũng hoạt động có hiệu quả; chú trọng đẩy mạnh thị trường tiêu thụ ở nước ngoài. Ông Nguyễn Tiến Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Ấm Hạ cho biết: Phát huy lợi thế về diện tích đất rừng sản xuất lớn, hơn 591ha, người dân địa phương đã biết kết hợp trồng, thu hoạch với sản xuất, chế biến gỗ, lâm sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2012, làng nghề sản xuất lâm sản Ấm Hạ được công nhận đã mở ra hướng phát triển mới cho các hộ dân. Đến nay, làng nghề vẫn duy trì, phát triển sản xuất trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường. Doanh thu năm 2020 đạt gần 207 tỉ đồng; tạo việc làm cho 450 lao động, thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất, chế biến trong làng nghề luôn học hỏi, đầu tư thiết bị máy móc, nhà xưởng, cải tiến dây chuyền sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của đơn vị đặt hàng. Cùng với đó, các hộ sản xuất trong làng nghề mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ, chuyển từ sản xuất gỗ ván bóc sang ván ép mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Tại các làng nghề chế biến lâm sản hiện có 13 doanh nghiệp hoạt động, vừa phù hợp với xu thế, phát huy, tận dụng được những lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu, nhân công có kinh nghiệm phục vụ sản xuất vừa tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương cũng như thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực của mỗi làng nghề.
Tuy nhiên, các làng nghề chế biến lâm sản ở Hạ Hòa chưa thực sự bắt kịp sự thay đổi của thị trường do thiếu vốn sản xuất, năng lực quản lý còn hạn chế; khó khăn ở khâu tiêu thụ, sản phẩm đơn điệu, chủ yếu vẫn là sản xuất gỗ ván bóc. Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, cơ bản tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động tại chỗ. Lao động trong các làng nghề phần lớn chưa qua đào tạo, tay nghề chưa cao, thu nhập thấp.
Ông Văn Thanh Quân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hạ Hòa cho biết: Để các làng nghề chế biến lâm sản phát huy hết tiềm năng, hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân các địa phương, huyện rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư vào sản xuất làng nghề, mở rộng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn; khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo tiêu chí về xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Đồng thời huyện chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nghệ nhân, nâng cao chất lượng lao động; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng triển khai chương trình vay vốn của Chính phủ với lãi suất ưu đãi để kích thích đầu tư, phát triển sản xuất; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của làng nghề…
Theo Huy Công
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mệnh lệnh thép” của Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai khi giao chỉ tiêu cho 58 xã, phường mới
10:46 Kinh tế

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 Tin tức

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ
09:17 Du lịch làng nghề

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân