Phú Thọ: Hỗ trợ phát triển làng nghề bền vững
Thực tế hiện nay, trước sức ép từ thị trường và sự cạnh tranh gắt gao của các sản phẩm cùng loại khiến không ít làng nghề vẫn phải chật vật giữ nghề, loay hoay tìm chỗ đứng. Huyện Thanh Thủy có 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, tập trung chủ yếu là ngành nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, sinh vật cảnh… Năm 2018, tổng doanh thu từ làng nghề, làng có nghề đạt trên 24,1 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Trọng Luyện - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện một số làng nghề hình thành sản phẩm hàng hoá, xây dựng được thương hiệu, có truy xuất nguồn gốc, được kết nối thành công tới các thị trường trong và ngoài tỉnh, từng bước gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, trước những sức ép từ thị trường, các làng nghề của huyện đang gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm ủ ấm của làng nghề thủ công mỹ nghệ và ủ ấm Sơn Vi, xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao.
Đơn cử như làng nghề Đan lát Ba Đông, xã Hoàng Xá đang gặp khó khăn về tiếp cận thị trường và đầu ra sản phẩm. Làng nghề được UBND tỉnh công nhận từ năm 2005, sản xuất chủ yếu các mặt hàng đan lát, phục vụ sản xuất nông nghiệp, dụng cụ đánh bắt thủy sản từ các nguyên liệu tre, nứa. Trung bình mỗi năm làng nghề sản xuất trên 2,6 triệu sản phẩm các loại, tổng doanh thu bình quân đạt khoảng 2,6 tỷ đồng. Hiện chưa hình thành tổ chức sản xuất tập thể, hình thức sản xuất, kinh doanh chủ yếu vẫn là hộ cá thể. Mặt khác, các sản phẩm của làng nghề bị “thất thế” trước sự cạnh tranh của những mặt hàng chất liệu mới, có mẫu mã đa dạng. Bởi vậy, số lượng lao động của làng nghề ngày càng giảm, số lượng hộ tham gia làng nghề từ thời điểm mới được công nhận đến nay đã giảm từ gần 300 hộ xuống còn trên 40 hộ duy trì làm nghề với trên 100 lao động, thu nhập bình quân đạt khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng.
Trước vòng xoáy của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không ít làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ dần mai một bởi thiếu đi đội ngũ kế cận. Làng nghề ủ ấm Sơn Vi tại xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao là một trong những ví dụ cụ thể. Ông Nguyễn Đình Hảo - Trưởng làng nghề thủ công mỹ nghệ và ủ ấm Sơn Vi trăn trở: Nhiều năm trước đây, làm ủ ấm vốn là nghề chính của nhiều hộ trong làng, tuy nhiên đến nay chỉ còn khoảng 7 hộ tham gia với khoảng 20 lao động thường xuyên. Người trẻ cũng không còn mặn mà với nghề cha ông mà chuyển hướng sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn…
Không chỉ riêng các làng nghề trên, nhiều làng nghề khác cũng đang trong tình trạng tương tự. Những khó khăn chính mà hầu hết các làng nghề đang phải đối mặt đó là: Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì chậm đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Tỷ lệ làng nghề chế biến, bảo quản nông lâm, thủy sản và thủ công mỹ nghệ cao nhưng hầu hết các công đoạn đều là thủ công. Lực lượng lao động tại làng nghề mỏng, chất lượng thấp, thiếu kiến thức về KH-KT; khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ trong sản xuất còn hạn chế. Công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn còn bất cập.
Nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, một số hộ làm nghề vẫn mang tính tự phát, hình thức sản xuất chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, thiếu các hình thức tổ chức sản xuất tập thể dẫn đến sản xuất thiếu ổn định, thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…
Để giải bài toán phát triển làng nghề hiện nay cần có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, trong đó việc thúc đẩy sự ra đời các hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề là rất cần thiết. Ông Nguyễn Thành Chung - Phó chi cục trưởng Chi cục Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Việc hình thành tổ chức sản xuất như hợp tác xã hay tổ hợp tác sẽ giúp các làng nghề tập trung trí tuệ của từng hộ cá thể, tận dụng được kinh nghiệm của đông đảo lao động, khơi dậy sự đoàn kết, tính chủ động, linh hoạt của tập thể, từ đó tạo ra sản phẩm số lượng lớn với chất lượng đồng đều. Qua đó tạo điều kiện giúp các làng nghề dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cũng như thuận lợi hơn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm.
Đồng thời cần tạo “môi trường sinh thái” thuận lợi nhằm giúp các làng nghề phát triển bền vững. Để làm được điều này rất cần sự chung tay của các ngành chức năng trong việc làm tốt vai trò cầu nối, hướng dẫn, gợi mở để các chủ cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã trong làng nghề nắm bắt xu thế thị trường, từ đó tận dụng tốt nhất những lợi thế sẵn có để đi trước đón đầu, phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi kinh tế cao gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường xung quanh. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có những cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ làng nghề, từ đó khuyến khích, tạo động lực giúp các làng nghề phát triển.
Về phía Chi cục sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến công, tiếp tục hỗ trợ chuyển giao công nghệ, khuyến khích các hộ làm nghề mạnh dạn đầu tư trang bị máy móc, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm làng nghề để mở rộng thị trường tiêu thụ…
Bài và ảnh Thùy Phương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 | 09/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024
14:14 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ
09:17 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk
09:16 | 07/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công
09:08 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 Tin tức
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch
10:01 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
09:54 Khuyến nông
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 Nông thôn mới
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”
14:32 Văn hiến Hà Thành