Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Phú Thọ: Hắt hiu nghề đan lát

LNV - Đường về làng Bắc (xã Hiền Quan, huyện Tam Nông) giờ đã rộng dài, thẳng tắp nhưng chẳng còn ồn ã, tấp nập kẻ bán người mua như thuở nghề đan lát còn hưng thịnh. Ngôi làng lưu giữ nét văn hóa nghề truyền thống qua bao thập kỷ đang từng ngày biến động. Thế hệ người già dần xa vắng, người trẻ không ai còn mặn mà bám nghề...


Thợ thủ công làng nghề khu Bắc, Hiền Quan hầu hết là người cao tuổi, đan lát khi rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập.


Vàng son một thời

Ngày trước, dọc theo con đường chạy thẳng vào làng Bắc (nay là khu 7, 8, 9 xã Hiền Quan) xanh bóng tre. Tre từng là “mạch nguồn” giúp nghề đan lát nơi đây hưng thịnh, giữ kế mưu sinh cho hàng trăm hộ dân suốt nhiều thập kỷ. Già làng Phạm Thị Dậu bộc bạch: “Nhớ thuở đó, tre là hồn cốt của làng. Nhờ những rặng tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai mà thế hệ cư dân làng quê nghèo đã làm nên những chiếc thúng, sàng, mủng, nong, nia, dí… nuôi nấng bao phận đời. Người làng trân quý sẽ đẵn những thân tre già, chắc khỏe nhất tặng nhau như món quà vô giá đan lát nên chiếc thúng, nia bền, đẹp nhất vùng”. Không ai nhớ gốc tích làng nghề từ đâu. Chỉ biết, vào thời bom đạn, đàn ông cầm súng xông pha, phụ nữ trong làng tảo tần sớm hôm đan lát phục vụ sản xuất nông nghiệp. Dần dà, sản phẩm thủ công làng Bắc tiếng lành đồn xa, mọi người quần tụ lại, cần mẫn, miệt mài phát triển nghề mây tre đan nơi đây. Vót nan, đan phên là những công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận nhất trong quá trình làm thúng tre, nong, nia.


Vót nan, đan phên là những công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận nhất trong quá trình làm thúng tre, nong, nia.


Là nghề cha truyền con nối trên đất Hiền Quan, chục năm về trước, làng Bắc có tới 80% hộ dân theo nghề, tổng doanh thu làng nghề đạt hơn 4 tỉ đồng/năm. Cô Trần Thị Nghị, tay thợ đan lát nức tiếng nhất làng cho biết: “Muốn đan được loại thúng bền đẹp, khâu chọn tre rất quan trọng. Tre phải già, chắc, dai để dễ uốn cong. Khi mua tre về, phải ngâm dưới ao để giữ tươi, chống mọt, giữ độ bền chắc. Tre ngâm sau khi vớt lên phải trải qua các công đoạn như chẻ nan, vót, róc vành, lượm, uốn cạp... mới hoàn thành sản phẩm. Tùy thuộc vào kích thước, cấu tạo mà thời gian hoàn thành sản phẩm thường từ 3-6 tiếng”. Ngoài thúng to, thúng bé đã “trứ danh” khắp vùng, làng Bắc còn đan lát các loại rổ rá, nia, nong, dí nơm, rọ, bu… phục vụ nhu cầu sử dụng chủ yếu tại các trang trại, nhà hàng lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh.

“Tôi vẫn còn nhớ những ngày làng nghề đắt mối, đầu làng cuối xóm vang tiếng chẻ tre, vót nan suốt đêm ngày. Đôi bàn tay lúc nào cũng chi chít sẹo. Sẹo cũ chưa kịp lành đã có những vết cứa, vết nứt mới. Mặc dù công việc vất vả, nhưng ai nấy đều say nghề. Vậy mà giờ đây, sản phẩm làng nghề ế ẩm, bí đầu ra. Lao động lành nghề cũng thưa dần rồi vắng bóng. Những người từng tấm tắc mãi về thủ công làng Bắc đã lâu không còn ghé tới. Làng nghề đan lát nay chỉ còn là vàng son của ngày cũ”, cô Nghị thở dài tiếc nuối.

Khắc khoải làng nghề

Bây giờ, ghé đến làng Bắc, Hiền Quan sẽ chẳng ai còn được thấy những rặng tre xanh rì từng ăn đời ở kiếp với người dân nơi đây. Những sản phẩm thủ công vang danh một thời nay đã cũ, mục ruỗng và đen đúa, được chất chồng, dồn gọn trong góc bếp. Công nghệ chế biến đồ dùng phát triển, các mặt hàng túi nhựa, túi nilon trở nên tiện ích, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với đồ đan lát thủ công, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, các sản phẩm, đồ dùng đan lát thủ công ngày càng được cải tiến với diện mạo bắt mắt, chất liệu bền đẹp, dẻo dai và có tính ứng dụng cao hơn mây tre. Vô tình, một bộ phận người làm nghề đan lát truyền thống đang dần trở nên “lạc hậu”.

Những thân tre già, chắc, dẻo dai được người dân khu Bắc, Hiền Quan dùng để đan thúng.


Ông Phạm Văn Nghĩa- Trưởng làng nghề đan lát khu Bắc, xã Hiền Quan cho biết: “Những năm gần đây số hộ dân làng nghề giảm đi đáng kể. Hiện làng chỉ còn khoảng 120 hộ tham gia sản xuất, tổng doanh thu năm 2020, 2021 chỉ đạt khoảng một tỉ/năm. Hầu hết, thợ thủ công đều là người cao tuổi, tranh thủ đan lát khi rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập. Tiền bán sản phẩm không thấm vào đâu so với công sức tạo ra thành phẩm nên nhiều người không mặn mà giữ nghề. Một thời gian dài, những người làm nghề buộc phải bỏ ngang để tìm sinh kế mới, người ở làng lập nghiệp, người lên phố mưu sinh. Một số hộ làm nghề than thở, đan cả ngày được đôi thúng bé, cố gắng lắm cũng chỉ kiếm chừng 150 nghìn đồng/chiếc, khi có khi không. Thế hệ trẻ làng Bắc càng không rành nghề đan, cách đan thì làm sao mà giữ lửa nghề truyền thống?”.

Câu chuyện về làng nghề khu Bắc, xã Hiền Quan cũng là nỗi niềm chung của nhiều làng nghề đan lát truyền thống trên địa bàn tỉnh. Dẫu đã có khá nhiều giải pháp được địa phương và ngành chức năng đưa ra để khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo các điểm đến trải nghiệm, hấp dẫn du khách nhưng hiện thực làng nghề nay vẫn còn nhiều rào cản. Những người làm nghề tâm huyết như cụ Dậu, cô Nghị vẫn đang chờ đợi những cơ hội sản phẩm làng nghề được chỉnh trang, phô bày. Bởi lẽ, thứ họ mong mỏi không chỉ là phục dựng cái nghề, mà điều to lớn hơn là không gian văn hóa, tinh thần cộng đồng làng nghề.

Về làng Bắc, Hiền Quan lần tới, chắc chúng tôi sẽ khó có thể để chiêm ngưỡng những người thợ lành nghề đang thong dong đan lát trước hiên nhà. Dù vậy, nhưng khi kể lại cách thức làm nghề, họ vẫn sẽ vanh vách đến từng chi tiết. Chừng đó ít nhiều cũng đã phần nào lưu giữ được ngón nghề từng hình thành nên văn hóa làng quê Việt.

Bài, ảnh: Mai Bích

Tin liên quan

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động