Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương cho biết: Thủ đô Hà Nội với lịch sử ngàn năm văn hiến, là mảnh đất trăm nghề, nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương phát biểu khai mạc hội thảo.
Hiện, toàn thành phố có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm 56% tổng số làng nghề và hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước.
Thành phố hiện có 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 268 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 59 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống với 6/7 nhóm nghề.
Mỗi làng nghề, phố nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn được các giá trị văn hóa nghề, làng nghề truyền thống, ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của các sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nghề truyền thống trong phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô, những năm qua, Hội LHPN Hà Nội đã chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước và Thành phố về phát triển làng nghề, hỗ trợ phụ nữ tham gia bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống, tạo việc làm cho phụ nữ và gia đình, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bền vững…
Quang cảnh buổi hội thảo.
Thành hội đã phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội tôn vinh 10 nữ nghệ nhân làng nghề, thợ giỏi, hiện đang trình UBND thành phố tặng Bằng khen cho 8 nữ nghệ nhân đề nghị tôn vinh năm 2024. Trong số gần 350 nghệ nhân làng nghề thì có 1/13 nữ nghệ nhân Nhân dân, 5/42 nữ nghệ nhân Ưu tú, 50/290 nữ nghệ nhân Hà Nội.
Tuy nhiên việc tham gia bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của tổ chức Hội và phụ nữ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. “Hội thảo hôm nay được tổ chức với với mục đích phân tích, đánh giá, nhìn nhận khách quan về vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát triển sản phẩm nghề truyền thống; nâng cao nhận thức của tổ chức Hội và phụ nữ về bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, trong đó quan tâm đến các giải pháp phát triển mô hình phát triển kinh tế tập thể tại khu vực làng nghề góp phần thực hiện hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” – đồng chí Phạm Thị Thanh Hương cho hay.
Chia sẻ về các làng nghề truyền thống của quận Tây Hồ cũng như các chính sách, sự hỗ trợ của Quận nhằm phát triển nghề truyền thống, tại tọa đàm, đồng chí Nguyễn Lê Hoàng – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ cũng bày tỏ: Quận Tây Hồ rất mong được lắng nghe các ý kiến đóng góp chung cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị sản phầm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung, quận Tây Hồ nói riêng; đồng thời học hỏi thêm nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của các đơn vị bạn để tổ chức, triển khai các hoạt động nhằm bảo tồn, phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn quận.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ phát biểu tại hội thảo.
Bởi từ thực tiễn quá trình giữ gìn và phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn quận Tây Hồ, cho thấy, để bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; còn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trên địa bàn Quận, đặc biệt là sự đóng góp, tham gia tích cực của các cấp hội, hội viên Hội Phụ nữ trên địa bàn Quận trong việc duy trì, bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm làng nghề truyền thống và quảng bá giới thiệu sản phẩm.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu được nghe trao đổi của 4 chuyên gia với nhiều chủ đề như: Một số chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề; Cơ hội và những thách thức đối với phụ nữ trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của đồng chí Phạm Thị Tố Oanh - Trưởng ban Chính sách và phát triển Hợp tác xã Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Thông tin về chủ trương của thành phố về phát triển làng nghề; Giải pháp bảo tồn, phát triển sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố của đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội…
Bên cạnh đó, Hội LHPN quận, huyện và cơ sở hội, đại diện các mô hình cũng có tham luận, chia sẻ kinh nghiệm và nhiều kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khẳng định phụ nữ không chỉ có tay nghề khéo léo, mà còn nhờ khả năng giao tiếp và giới thiệu nghề đã đưa nhiều sản phẩm thủ công tới đông đảo khách hàng trong và ngoài nước; từ đó nâng cao giá trị kinh tế, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra toàn cầu.
Các đại biểu cũng đề xuất chính quyền địa phương có thêm cơ chế, chính sách và khóa đào tạo; đồng thời có sự kết nối, hình thành mạng lưới để các làng nghề cùng nhau hỗ trợ, phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Trong buổi sáng 27/6, các đại biểu đã tới thăm quan cơ sở sản xuất kinh doanh trà sen Hiền Xiêm (tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Kết luận tại hội thảo, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương đánh giá các ý kiến trao đổi tại tham luận đều rất tâm huyết, trách nhiệm, xoay quanh đúng chủ đề. Qua đó, vừa giúp đánh giá, nhìn nhận lại vai trò của phụ nữ, đồng thời chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý, giải pháp khắc phục khó khăn, thách thức đang đặt ra trong phát triển nghề truyền thống.
Từ những chia sẻ, góp ý của các chuyên gia, nghệ nhân, đồng chí Phạm Thị Thanh Hương cũng đề nghị lãnh đạo Hội LHPN 15 đơn vị quận, huyện tham gia hội thảo nói riêng, Hội LHPN Thành phố các cấp nói chung cần
tiếp tục tuyên truyền tới hội viên vai trò của phụ nữ trong bảo tồn, phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống; truyền thông về sự cần thiết thúc đấy tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực này.
Đặc biệt quan tâm tuyên truyền nhằm khơi dậy niềm tự hào, tình yêu, đam mê, sức sáng tạo của hội viên phụ nữ với nghề truyền thống; tuyên truyền cơ hội về phát triển nghề truyền thống trong bối cảnh hội nhập.
Bên cạnh đó, Hội LHPN từ cấp cơ sở cũng cần có sự đồng hành xuyên suốt hơn với quá trình phát triển các sản phẩm, mô hình, làng nghề; hỗ trợ xây dựng, kết nối vùng nguyên liệu, tài nguyên giữa các làng nghề; kết nối các nữ nghệ nhân để có môi trường giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau...
Phối hợp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các nữ nghệ nhân có nhiều đóng góp trong phát triển nghề truyền thống tại các địa phương. Đặc biệt, mong lãnh đạo các địa phương tiếp tục ủng hộ, đồng thành để nữ nghệ nhân, làng nghề có thêm nhiều cơ hội, triển vọng phát triển...
Tin liên quan
Tin mới hơn
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
“Lụa nàng sen” và câu chuyện nghề dệt lụa tơ sen ở Mỹ Đức
08:57 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chào Xuân 2025
09:51 Tin tức
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 Làng nghề, nghệ nhân