Phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh mới
Tiềm năng phát triển từ làng nghề
Tính đến năm 2023, UBND tỉnh Thanh Hóa đã Quyết định công nhận được 116 nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống cho 14 địa phương. Trong đó, có 30 nghề truyền thống, 29 làng nghề và 57 làng nghề truyền thống. Việc công nhận nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần khôi phục và phát triển được nhiều nghề truyền thống như nghề thêu ren, dệt thổ cấm, rượu, mây tre đan lá… và phát triển nhanh các nghề mới gắn với quá trình công nghiệp hóa như: bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, gây trồng sinh vật cảnh.
![]() |
Người dân Nga Sơn đang thu hoạch cây cói. (Ảnh minh họa) |
Toàn tỉnh Thanh Hóa có tổng số cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh các làng nghề là 8.002 cơ sở, bao gồm 19 doanh nghiệp, 8 hợp tác xã, 24 tổ hợp tác và trên 7.951 hộ gia đình; doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghể đã được công nhận 1.492.720 triệu đồng; giải quyết việc làm cho trên 20.000 lao động, trong đólao động thường xuyên chiếm 65%; lao động thời vụ chiếm 35%; thu nhập của các lao động làng nghề hiện nay bình quân đạt 4,0- 12 triệu đồng/người/tháng; tùy theo nhóm nghề;
Địa phương có 18 sản phẩm OCOP là sản phẩm của làng nghề tại các huyện như: Chiếu cói (Nga Sơn, Quảng Xương); Bánh gai Lâm Thắm, Bánh lá răng bừa Xuân Lập, Miến gạo Phú Xuân, Nón lá Ngọc Thơm (Thọ Xuân); Đồ Đồng Thiệu Trung, Bánh đa Tân Châu (Thiệu Hóa); Dao rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc); Miến gạo Thăng Long, Hương bài Vạn Thắng (Nông Cống); Chè Lam phủ Quảng (Vĩnh Lộc); Tương bần làng Ái (Yên Định).
Những cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Có thể nói, sự phát triển của nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tăng nhanh sản xuất công nghiệp; thu hút hàng vạn lao động thời vụ, cũng như tạo việc làm thường xuyên và là nguốn thu nhập chính của hàng nghìngia đình; đóng góp quan trọng trong việc chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Trong những năm qua, làng nghề ở Thanh Hóa có sự chuyến biển mạnh mẽ, gia tăng không ngừng về số lượng và giá trị sản xuất.
![]() |
Vùng nguyên liệu cói rộng lớn phục vụ nghề truyền thống. (Ảnh minh họa) |
Làng nghề góp phần hình thành vùng nguyên liệu tại chỗ như: vùng nguyên liệu cói ở các huyện (Nga Sơn, Quảng Xương, Nông Cống), khoảng gần 2.000ha, cung cấp cho các làng nghể thủ công mỹ nghệ làm từ cây cói; 2 vùng nguyên liệu tre, nứa, luống, vấu lớn nhất cả nước, với 128.000ha, tập trung chủ yếu tại các huyện miền núi như: Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Cấm Thủy để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề thủ công mỹ nghệ (mây tre đan, làm hương, làm nón....).
Có lực lượng lao động trong độ tuổi ở nông thôn dồi dào để cung cấp số lượng lớn lao động làm việc trong các làng nghề, làng nghề truyền thống. Trong các làng nghề có các doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác đóng vai trò chủ đạo, tham gia ký hợp đồng thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ làm nghề. Sản phẩm của các làng nghề thủ công mỹ nghệ chủ yếu làm thủ công, nguyên liệu làm sản phẩm là thân thiện với mỗi trường; Đã có 18 sản phẩm OCOP là sản phẩm của làng nghề, làng nghề truyền thống.
![]() |
Làng nghề đúc đồng Trà Đông ở xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. |
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp nhiều khó khăn thách thức. Với tốc độ đô thị hóa phát triển nên vùng nguyên liệu đang dần bị thu hẹp, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các làng nghề.
Sản phẩm của các làng nghề làm ra đang còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, thiếu tính ổn định. Sản phẩm của làng nghề chủ yếu tiêu thu nội địa vẫn là chính nên giá trị chưa cao, lượng xuất khẩu hàng năm không nhiều. Nguồn lực đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn còn khiếm tốn, chủ yếu mới đầu tư hỗ trợ công tác đào tạonghề, đối mới công nghệ.
Phần lớn là lao động chưa qua đào tạo tay nghề; số thợ tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất ít. Những năm gần đây, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác phát triển nhiều ở các địa phương nên số lượng lao động ở các làng nghế đang có hướng giảm do chuyến các doanh nghiệp đó để làm việc.
Đa phần các cơ sở làng nghề nằm xen kẽ trong các khu dân cư, chưa được bố trí quy hoạch riêng; quy mô xuất chủ yếu là hộđình là chính, thiết bị công nghệ sản xuất đơn giản, sản xuất thủ công là chủ yếu, bị động về nguyên liệu và thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh; sản phẩm mẫu mã đơn giản, chưa có nhiều sản phẩm tạo được thương hiệu lớn, khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Định hướng phát triển làng nghề truyền thống
Để làng nghề phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng và Nhà nước, ý nghĩa, tấm quan trọng về phát triển ngành nghề nông thôn, bảo tổn và phát triển làng nghề, nghề và làng nghề truyền thống. Gắn việc phát triển ngành nghề nông thôn với xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2045. Thực hiện tốt Quyết định số 4182/QĐ-UBND của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo tồn phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Để làng nghề tồn tại và phát triển, linh hồn của các làng nghề chính là các nghệ nhân, thợ giỏi, thợ lành nghề, nhất là trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 việc mở các lớp đào tạo về thiết kế, marketing doanh nghiệp, kĩ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ... và các lớp truyền lại tinh hoa của nghề cho thế hệ sau là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các làng nghề, làng nghề truyền thống cần phải chuyển đổi về hình thức tổchức sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu sản phẩm, loại bỏ các sản phẩm truyền thống hiệncó của làng nghề nhưng không phù hợp với nhu cấu khách hàng. Cùng với đó là sáng tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu và phải đưa giá trị văn hóa vào sản phẩm, bảo đảm phát triển đồng bộ, tránh ô nhiễm môi trường./.
Tin liên quan

Ông Lê Trọng Thụ được bầu giữ chức Chủ tịch thành phố Thanh Hóa
09:52 | 02/01/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Công Thương.
15:37 | 27/12/2024 Khuyến công

Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân