Phát huy văn hóa Phật giáo trong Làng nghề
Phật giáo du nhập vào nước ta từ trên 2.000 năm nay. Với triết lý đạo đức, nhân sinh sâu sắc, tính chất từ bi, hỷ xả, bao dung, độ lượng, vừa là tôn giáo, vừa là hệ tư tưởng, vừa là văn hóa phù hợp với tâm linh người Việt Nam, Phật giáo đã thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta và tác động sâu rộng trong các mặt hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, có những đóng góp to lớn vào khối đại đoàn kết dân tộc trong những năm chiến tranh giành độc lập cho Tổ quốc cũng như trong hòa bình, phát triển đất nước ngày nay.
Điều đặc sắc cần ghi nhận là ở nước ta, ngay từ buổi ban đầu, đã có sự hòa quyện giữa Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo, thường được gọi là “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc, một mục đích). Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. mục tiêu cuối cùng của các đạo này cũng là xây dựng con người tu nhân tích đức, thương nước, yêu nòi, đem lại hạnh phúc cho cộng đồng, cùng góp phần hình thành bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam.
Từ đục tách một khối gỗ để ra một pho tượng là quá trình sáng tạo rất bền bỉ.
Theo các nhà nghiên cứu, thực chất của đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ, nguyên nhân nỗi khổ, việc chấm dứt và sự giải thoát nỗi khổ. Đức Phật từng nói: “Ta chỉ dạy một điều: Khổ và khổ diệt”. Cốt lõi của học thuyết này là “Tứ diệu đế” (bốn chân lý kỳ diệu), đó là: (i) “Khổ đế” là chân lý về bản chất của nỗi khổ; là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn; (ii) “Nhân đế”, đó là nguyên nhân của nỗi khổ, do ham muốn và kém sáng suốt. Ham muốn (dục vọng) thể hiện thành hành động, hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả (nghiệp báo, luân hồi); (iii) “Diệt đế” là chân lý về diệt khổ; nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ; đó là sự giác ngộ và giải thoát; (iv) “Đạo đế” là con đường diệt khổ; tức là rèn luyện đạo đức, tư tưởng và khai sáng trí tuệ. Như vậy, triết lý cơ bản của Phật giáo nhằm vào giác ngộ con người, giải phóng con người, gắn Đạo với Đời, giúp con người loại bỏ “tham, sân, si”, luôn “từ bi, hỷ xả”, tu nhân tích đức, làm điều thiện, điều lành, hướng con người tới ứng xử nhân văn, cao đẹp, đấu tranh cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của mỗi con người. Với tư tưởng, triết lý cao đẹp ấy, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân ta.
Trong lịch sử Phật giáo nước ta, Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308) là một biểu tượng rất đáng tự hào. Sau hai lần đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh Nguyên Mông, Người đã tự nguyện rời bỏ ngai vàng, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm (khoảng 1293-1294) để củng cố ý thức dân tộc, duy trì trật tự xã hội, được coi là môn phái Phật giáo mang bản sắc Việt Nam và tinh thần nhập thế.
Thiền phái Trúc Lâm khuyến khích con người hướng thiện bằng phục vụ nhân tâm, nhân quần xã hội, đề cao ý thức sống vì đời, hòa nhập với đời, để lại cho chúng ta bài học quý giá về các phương thức “yên lòng người, khoan sức dân, khơi dậy truyền thống, dùng tín ngưỡng làm đòn bẩy nâng cao tinh thần tự lực, tự cường của toàn dân tộc”, như nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích. Cũng theo các nhà nghiên cứu, thực tiễn đã chứng minh và khẳng định do có tư tưởng của đạo Phật, mà các vị vua Trần là những phật tử thuần thành, đồng thời cũng là những thiền sư, đã sống và điều hành đất nước bằng tinh thần Phật giáo, nhờ vậy đã hội tụ được những tướng sĩ tài ba thao lược kết hợp với tinh thần yêu nước của nhân dân đã đem lại những thắng lợi vẻ vang của dân tộc trong chống ngoại xâm.
Cũng xin nói thêm: nếu như Phật giáo khuyên người ta làm điều tốt, tránh điều xấu và răn đe bằng thuyết quả báo, luân hồi, cũng tức là đề cao “đức trị”, thì trong quản lý xã hội hiện đại, cần đồng thời đề cao “pháp trị”, tức là quản lý xã hội bằng pháp luật, dùng pháp luật để trừng trị kẻ làm việc xấu theo nguyên tắc “pháp luật tối thượng” với một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực thi nghiêm minh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không tổ chức hoặc cá nhân nào được đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật.
Về văn hóa Phật giáo, theo các nhà nghiên cứu, có thể nêu lên một số đặc điểm sau đây: (i) Phật giáo vừa là tôn giáo, vừa là hệ tư tưởng và vừa là văn hóa; triết lý Phật giáo trở thành một thứ đạo đức học “từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn”; “tu thân, tích đức ở kiếp này để an vui, hưởng phúc ở kiếp sau”; (ii) Khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã được bản địa hóa, hòa quyện với tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác, cùng với văn hóa bản địa kiến tạo nên một nền văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam; (iii) Văn hóa, đạo đức của Phật giáo góp phần làm nảy sinh và cổ vũ tình yêu thương đồng loại, khuyến khích mỗi người quan tâm nhiều hơn đến hạnh phúc của người khác, trong phạm vi gia đình và rộng ra là cộng đồng dân tộc; triết lý từ bi và trí tuệ trong Phật giáo giúp cho tâm hồn mỗi người nguồn an lạc và hạnh phúc, kết nối lòng người và đoàn kết xã hội; (iv) Đạo Phật đem lại cho nhân dân ta một trong những giá trị tinh thần quý báu nhất, đó là niềm tin ở con người: ở lý trí của con người biết phán xét phải trái, ở trái tim của con người biết yêu thương đồng loại, ở ý chí của con người vươn tới cái thiện; đức tin đó củng cố tinh thần độc lập, tự cường của người Việt Nam, không chịu khuất phục cường quyền, sẵn sáng hy sinh cho nền độc lập, tự chủ của đất nước, vì chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Có thể khẳng định: văn hóa Phật giáo đã bắt rễ sâu vào văn hóa dân tộc và có vai trò to lớn trong việc liên kết lòng người, đoàn kết quốc gia, chống lại âm mưu đồng hóa văn hóa của bọn phong kiến phương Bắc trong hơn nghìn năm đô hộ nước ta, đóng góp xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn được coi là lối sống, đạo đức, “thứ năng lượng nuôi sống tâm hồn con người”, khẳng định khả năng con người dựa trên nghị lực của bản thân để đạt tới chân lý và giác ngộ. Theo tinh thần ấy, các làng nghề cần quan tâm phát huy hơn nữa vai trò của tôn giáo đã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA LÀNG NGHỀ
Từ nhiều năm nay, làng nghề nước ta đã bảo tồn, kế thừa văn hóa dân tộc; đồng thời, đã thể hiện nhuần nhuyễn văn hóa Phật giáo trong hoạt động của mỗi làng, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh, mỗi sản phẩm cũng như của mỗi nghệ nhân, mỗi doanh nhân. Có thể nói: nếu như khẳng định văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào văn hóa Việt Nam, trở thành văn hóa dân tộc, thì khi nói đến văn hóa làng nghề cũng tức là đã đề cập văn hóa Phật giáo – một nội dung cốt lõi của văn hóa làng nghề. Xin chia sẻ một số cảm nhận sau đây.
Trước hết, văn hóa làng nghề tiếp nối truyền thống làng xã trong lịch sử: (i) truyền thống tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn trong quá trình bảo vệ, giữ nước và xây dựng nước; (ii) truyền thống cố kết dân tộc, đoàn kết xóm làng, ý thức tự quản trong mỗi làng và ý thức công dân trong mỗi người dân; (iii) phát huy văn hóa dân tộc, xây dựng làng nghề truyền thống thành “làng nghề văn hóa”. Điều này cũng chính là truyền thống “nhập thế, đồng hành cùng dân tộc”, tính chất “khai sáng” của Phật giáo.
Làng nghề nước ta đã phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; đồng thời, khơi nguồn sáng tạo, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao cả về mỹ thuật và kỹ thuật, một số đã được công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, báu vật quốc gia. Làng nghề mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm cho cư dân nông thôn, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa làng nghề, bảo đảm cho thu nhập của cư dân làng nghề cao hơn hẳn các làng thuần nông, có đời sống ấm no, hạnh phúc; đặc biệt là trong các làng nghề truyền thống, hầu như không có tệ nạn xã hội, có thể coi là một nét nổi bật trong hình thành “văn hóa làng nghề”, góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới. Đó cũng là thực hành triết lý “cứu khổ, cứu nạn”, “từ bi”, “nêu cao tình thương, tạo hạnh phúc, trừ đau khổ”, triết lý nhân sinh “tu nhân tích đức, làm điều thiện, điều lành, hướng con người tới ứng xử nhân văn, cao đẹp” của Phật giáo.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh được coi là động lực của phát triển, nhưng văn hóa làng nghề chủ trương cạnh tranh lành mạnh, đề cao văn hóa kinh doanh, chấp hành đúng đắn pháp luật, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, không dung dưỡng loại hàng giả, hàng rởm, lấy việc nâng cao chất lượng của sản phẩm làm thế mạnh của mỗi sản phẩm, mỗi làng nghề. Văn hóa làng nghề chủ trương liên kết, liên doanh giữa các cơ sở sản xuất, tạo nên nhiều giá trị mới qua kinh doanh theo chuỗi giá trị. Đó cũng là triết lý “yêu thương đồng loại”, “hỷ, xả”, tạo niềm vui cho mình và cho người khác, hân hoan trước thành công của người khác, “không ghen tỵ, chê bai” của đạo Phật.
Văn hóa làng nghề đặt con người ở vị trí trung tâm của phát triển, coi trọng phát huy mọi tài năng, trí tuệ của con người, đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát huy nghệ nhân và doanh nhân, khuyến khích những người này phát huy tài năng, phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu cho gia đình và cho đất nước. Đó cũng là thể hiện đạo đức “vô ngã, vị tha”, triết lý “đức tin” của Phật giáo, tin ở con người, đề cao tình thương và trách nhiệm của con người trước cộng đồng trong quá trình xây dựng một xã hội tốt đẹp. Trong làng nghề, nhiều người tu dưỡng theo Đạo Phật, một số ngồi thiền mỗi ngày, coi đây là một phương pháp giúp giải tỏa căng thẳng và tìm được sự bình an sâu thẳm, tĩnh tại trong tâm hồn. Họ chăm rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ) để tự giải thoát khỏi ”tham, sân, si”; theo quan niệm ai cũng có thể trở thành Phật nếu người đó nhận thức đúng đắn bản ngã và thế giới xung quanh, do đó vượt qua sự “vô minh”, được giải thoát và trở thành Phật; như chính đức Phật cũng đã khẳng định: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng coi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực lãnh đạo và quản lý là một trong “ba đột phá”, thì trong làng nghề chúng ta, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân lực lại càng cần được quan tâm hơn nữa, bảo đảm cho làng nghề tiếp tục phát triển ngày càng bền vững.
CGCC Vũ Quốc Tuấn
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn – Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn
Marketing, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
09:26 | 25/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng - Tầm nhìn tương lai
13:48 | 11/10/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệp định FTA "cơ hội vàng" cho doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu
09:55 | 30/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước
11:18 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 | 13/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Giải pháp đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tỉnh Vĩnh Phúc
11:04 | 11/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tin khác
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 | 10/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Làng gốm truyền thống miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị hướng đến du lịch cộng đồng (Kỳ I)
10:44 | 01/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
15:14 | 26/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dệt cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại
07:36 | 25/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Gốm cổ Quảng Đức di sản văn hóa tiêu biểu
14:26 | 11/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Tìm giải pháp phát triển làng nghề gắn với văn hóa, du lịch
09:11 | 05/07/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam
09:54 | 24/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề dát vàng bạc quì làng Kiêu Kỵ
09:10 | 18/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khai thác nguồn lực phát triển kinh tế làng nghề tại Thủ đô
09:28 | 13/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Cần nâng tầm các sản phẩm làng nghề, lưu giữ giá trị văn hóa - lịch sử
10:45 | 07/06/2024 Nghiên cứu trao đổi
Marketing bán hàng online cho sản phẩm gốm bát tràng
10:07 | 30/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nghề và Làng nghề truyền thống
09:22 | 16/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vai trò, vị thế của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, trong sự nghiệp bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống Việt Nam
10:08 | 10/05/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống
15:49 | 19/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Văn hóa làng nghề trong văn hóa xứ Nghệ
10:17 | 12/04/2024 Nghiên cứu trao đổi
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
10:17 Nông thôn mới
Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển hoạt động khuyến công
10:05 Khuyến công
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu từ ngày 31-10 đến ngày 4-11
10:04 Tin tức
Xuất khẩu rau, quả lập kỷ lục mới
10:01 Kinh tế
Trà vỏ chuối hỗ trợ giấc ngủ ngon ít người biết
09:49 Sức khỏe - Đời sống