Phạm Văn Bệ - Nghệ nhân phục dựng nhà cổ tài hoa vùng đất Ninh Bình
Nghệ nhân Phạm Văn Bệ đang chạm hoa văn cột gỗ nhà cổ.
Cha truyền con nối, sau những tháng năm miệt mài làm nghề, tích lũy kinh nghiệm, năm 2007, ông Bệ thành lập doanh nghiệp tư nhân Phúc Lưu. Giống như các cơ sở trong làng, doanh nghiệp Phúc Lưu cũng sản xuất những sản phẩm đồ gỗ truyền thống của làng Phúc Lộc, đó là đồ gỗ gia dụng và đồ gỗ phục vụ thờ tự. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, có thời điểm, làng nghề Phúc Lộc nói chung, trong đó có doanh nghiệp Phúc Lưu gặp nhiều khó khăn.
Yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đa dạng sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, vì vậy, ông Bệ cùng 3 người con trai của ông ra sức tìm tòi, nghiên cứu thị trường. Trên bước đường đó, ông Bệ đã tìm ra được một “thị trường ngách” vốn nhu cầu thì nhiều nhưng người làm thì rất ít. Đó là phục hồi các ngôi nhà cổ và dựng nhà dáng cổ.
Công trình nhà cổ rất cầu kỳ, phức tạp.
Phục hồi nhà cổ không đơn giản như làm các sản phẩm đồ gỗ gia dụng như bàn, ghế, tủ.... Đặc trưng của nhà gỗ cổ là mọi chi tiết đều được chạm trổ công phu, tỉ mỉ, nhiều công đoạn phức tạp. Ngoài đôi tay khéo léo, tinh thông nghề mộc, việc phục dựng nhà cổ đòi hỏi nghệ nhân phải am hiểu văn hóa vùng miền mới có thể phục dựng những ngôi nhà cổ nguyên trạng mà không làm mất đi chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong mỗi công trình.
Nhiều công trình nhà cổ đã được ông phục dựng thành công, tiếng lành đồn xa, khách từ nhiều địa phương trên cả nước như: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa... đã tìm đến xưởng của ông để đặt làm nhà theo lối cổ. Đó là những công trình thật cầu kỳ, chi phí sản xuất lớn, người thợ cần dồn cả tâm huyết mới có thể hoàn thành đạt yêu cầu.
Nhà dáng cổ được xây dựng bởi những người thợ làng Phúc Lộc
Để xây dựng nên ngôi nhà cổ đạt yêu cầu, nghệ nhân Phạm Văn Bệ phải kiểm soát kỹ lưỡng từ khâu chọn gỗ, đó là loại gỗ quý, chất lượng cao như gụ, hương, cẩm, trắc.... Đồng thời, ông phải kết hợp với các nghệ nhân chạm khắc gỗ trong làng, các nghệ nhân điêu khắc đá nổi tiếng ở vùng đất Kim Sơn, Ninh Vân..., từ đó cho ra đời công trình nhà dáng cổ tuyệt đẹp.
Thương hiệu Nhà cổ Phúc Lưu giờ đây không chỉ là niềm tự hào của gia đình ông Bệ mà còn là niềm tự hào đối với làng nghề Phúc Lộc. Bởi lẽ, sự thành công này khẳng định tấm lòng trân quý nghề truyền thống của cha ông và sự sáng tạo của các thế hệ con cháu, những người thợ của làng Phúc Lộc khi đã vượt lên được những thử thách thời cuộc, giữ gìn và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa của các thế hệ đi trước.
Ngôi nhà cổ giữ gìn, tôn vinh nét đẹp văn hóa kiến trúc của Việt Nam do nghệ nhân Phạm Văn Bệ và những người thợ thực hiện
Ông Bệ cho biết, tính đến nay, cơ sở của ông đã phục dựng và làm mới hàng trăm ngôi nhà cổ, nhà dáng cổ. Cơ sở Phúc Lưu cũng tạo dựng nghề cho hàng chục lao động trong làng với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ tháng. Điều đáng quý hơn nữa đó là nghệ nhân Phạm Văn Bệ đã đào tạo được nhiều thanh niên làng trở thành những người thợ khéo léo, tâm huyết với nghề, trong đó có 3 người con trai ông.
Hiện nay doanh nghiệp Phúc Lưu đã tạo dựng được 3 cơ sở mộc với tổng diện tích 2.500m2, đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Với những nỗ lực trong lao động sản xuất, năm 2015, ông Phạm Văn Bệ vinh dự được UBND tỉnh Ninh Bình phong tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ, phần thưởng cao quý đối với người có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề mộc truyền thống của địa phương.
Bài, ảnh: Minh Khuê
Tin liên quan
Tin mới hơn

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông