Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc
Giữ gìn nét văn hóa người Chăm qua từng sản phẩm
Bắt đầu làm gốm từ năm 18 tuổi, nghệ nhân Trượng Thị Gạch (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) đến nay đã có hơn 60 năm tuổi nghề. Mỗi công đoạn đều được người nghệ nhân này thực hiện một cách thành thục, tay nặn, mình xoay và trò chuyện khi có khách đến tham quan.
Bà Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài với nghề làm gốm truyền thống Bàu Trúc. |
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch cho biết, dù đã có nhiều công cụ hiện đại áp dụng vào ngành gốm nhưng đến nay người Chăm làm gốm tại Bàu Trúc vẫn duy trì phương thức thủ công. Đất sét phải lấy từ những đám ruộng thân quen, sau đó mang về ủ đất qua đêm. Đất sét sẽ được pha với cát non được lấy từ các con suối. Cát được những người phụ nữ Chăm dần sàn kỹ bằng tay để sạch rác hay sạn rồi trộn lẫn với đất sét. Công đoạn này vô cùng quan trọng bởi nếu đất không chín, còn sạn thì gốm khi nung sẽ vỡ. Sau khi chà láng thân gốm, bà Gạch nhanh tay bắt đầu tạo hình cho miệng gốm được uốn lượn mang nét đặc trưng riêng của gốm Bàu Trúc.
Nghề làng gốm ở Bàu Trúc được những người phụ nữ Chăm truyền cho thế hệ con cháu, con gái từ 13-15 tuổi sẽ được mẹ hướng dẫn nhào đất cho tới khi làm nên một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Và cứ thế, đời nối đời, nghề làm gốm được truyền cho tới nay.
Khách du lịch tới làng gốm Bàu Trúc không khó để thấy người Chăm làm gốm một cách khéo léo và tỉ mỉ từ việc nhào đất sét cho tới việc khắc họa các nét hoa văn. Một trong những nét đặc trưng để làm ra gốm Bàu Trúc trong quá trình chế tác là không sử dụng bàn xoay và dùng bàn tay để tạo hình.
Nét đẹp của gốm Bàu Trúc là sự mộc mạc nhưng có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. |
Những sản phẩm gốm bàu Trúc đều in đậm những nét văn hóa người Chăm qua hình dáng của các vị thần Brahma, Vinus, Shiva,… Các sản phẩm gốm Bàu Trúc có màu vàng đỏ, đen xám, đỏ hồng và tuyệt đối không dùng màu men công nghiệp. Trước đây người dân Bàu Trúc chỉ làm các sản phẩm gốm truyền thống như lu, bếp, nồi, bình nước để phục vụ trong gia đình. Sau này, theo xu hướng thị trường thì phát triển thêm dòng gốm mỹ nghệ vừa có tính thẩm mỹ, vừa ứng dụng nhiều trong đời sống.
Theo một số tích ghi lại, những người phụ nữ ở làng gốm Bàu Trúc đã được vợ chồng Poklong Chanh dạy cách lấy đất, nặn rồi nung thành những vật gia dụng. Cho đến nay, nghệ thuật làm gốm vẫn được những người phụ nữ Chăm gìn giữ và tiếp nối. Ngày 29/11/2022, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Việc UNESCO ghi danh đã khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của nghệ thuật làm gốm và mang lại cơ hội nâng cao đời sống của những người làm gốm.
Đưa gốm Bàu Trức gắn liền với sự phát triển du lịch địa phương
Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là sự khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của Việt Nam trong kho tàng di sản văn hóa thế giới, đồng thời đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại. |
Tại Hợp tác xã (HTX) gốm Chăm Bàu Trúc, hiện có 45 thành viên, đa số là các phụ nữ Chăm từ 35 tuổi trở lên. Theo Giám đốc HTX gốm Chăm Bàu Trúc Phú Hữu Minh Thuần, từ dòng gốm gia dụng, HTX chuyển sang làm gốm mỹ nghệ, bắt đầu có các sản phẩm trang trí trong phòng ngủ, khách sạn cao cấp, văn phòng làm việc, quán cà phê sân vườn,... Dòng gốm mỹ nghệ ra đời đã cải thiện thu nhập của người làm gốm.
Ngoài ra, để phù hợp với xu hướng và cơ chế thị trường, hiện HTX cũng đang tìm dòng gốm khác có thể nâng tầm hơn so với gốm mỹ nghệ, sắp tới sẽ có thêm dòng gốm nghệ thuật. Hiện các sản phẩm của HTX gốm Chăm Bàu Trúc chủ yếu cung cấp cho các dự án, khu du lịch mới. Khách du lịch đến mua không nhiều, chủ yếu là mua những sản phẩm lưu niệm nhỏ, doanh thu thấp.
Thời gian tới, HTX sẽ có những quy hoạch cụ thể nâng cao chất lượng sản phẩm và mời gọi các chuyên gia về gốm, mỹ thuật để tạo ra những giá trị lớn hơn. Đồng thời, việc bổ sung nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng, HTX sẽ có chương trình đào tạo cho thế hệ trẻ, đặc biệt là mời gọi học sinh có năng khiếu về đào tạo. Bên cạnh đó, việc làm gốm phải gắn kết phát triển du lịch, HTX sẽ triển khai chương trình mới để khách tham quan có những trải nghiệm trực tiếp cùng người dân./.
Tin liên quan
Làng nghề Chăm hối hả vào Xuân
09:16 | 18/01/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 | 03/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam
13:30 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trăm năm kể chuyện nghề rèn
10:07 | 30/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt
15:06 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững
09:38 | 27/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ
10:32 | 25/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai
09:42 | 25/09/2024 OCOP
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề
11:11 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024
11:04 | 24/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề chằm nón lá
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre
14:01 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội tụ tinh hoa làng nghề tại “Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ 20 – 2024”
13:13 | 20/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hải Dương: Làng nghề tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
13:54 | 18/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề
11:06 | 18/09/2024 OCOP
Nông dân Hồ Trọng Lập được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
14:59 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
14:45 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Nông dân Phú Thọ "kiếm bộn tiền" nhờ một thứ quả đặc biệt không thể thiếu trên mâm ngũ quả Tết Trung thu
09:43 | 17/09/2024 Kinh tế
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững
11:05 Đào tạo nghề
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới
11:01 Nông thôn mới
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 Bạn đọc và tòa soạn
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 OCOP
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi
10:23 Làng nghề, nghệ nhân