Non nước lưu trên đá
Các thư tịch cổ trước đây lại không nhắc đến lịch sử hình thành làng nghề. Tư liệu dùng để nghiên cứu làng nghề đá chỉ có thể dựa vào nguồn tư liệu văn bia. Một trong những sản phẩm đá để khẳng định thời điểm nghề đá thủ công truyền thống của đất Quảng được hình thành là những tấm bia mà trên đó còn lưu dấu của niên đại tạo tác văn bia. Còn sản phẩm đá gia dụng khác thường không có niên đại nên khó hoặc không đủ dữ liệu để xác định mốc thời gian hình thành làng nghề đá thủ công.
Tấm bia có niên đại sớm nhất ở đất Quảng là bia mộ tiền hiền tộc Trần được lập vào năm 1498 hiện còn ở Hội An. Song, tấm bia này chưa đủ độ tin cậy. Văn bia 2 ngôi mộ cổ của vợ chồng ngài Câu kê họ Lê, mộ ông lập năm 1638, mộ bà lập năm 1645 (thuộc khu vực núi Non Nước hiện nay); 2 bia Ngũ Uẩn sơn cổ tích Phật tịch diệt lạc (1631) và Phổ Đà sơn linh trung Phật (1640) trên ngọn Thủy Sơn (Ngũ Hành Sơn) không có thông tin về người khắc đá. Chỉ trên bia Phổ Khánh tự bi (1678) mới có dòng chữ “san tượng Quán Khái xã” (thợ khắc đá xã Quán Khái).
Như vậy nghề đá thủ công truyền thống này của đất Quảng được hình thành muộn nhất cũng từ thế kỷ thứ 17. Đồng thời các nhà nghiên cứu ở TP.Đà Nẵng dựa vào tấm bia mộ tiền hiền tộc Huỳnh Bá lập vào thời Bảo Đại để cho rằng “tượng đá xã Quán Khái do tộc Huỳnh Bá khai sinh đầu tiên”.
Mục Núi sông của tỉnh Quảng Nam trong Đại Nam nhất thống chí có chép: “Năm Minh Mạng thứ 6, ngự giá Nam tuần, lên núi Tam Thai, xem khắp danh thắng, nhân đặt tên cho các động và khắc vào đá, có những tên: động Huyền Không, động Linh Nham, động Lăng Hư, động Vân Thông, động Tàng Chân, hang Vân Nguyệt và hang Thiên Long”. Điều này khẳng định vào năm 1825, các thợ đá địa phương đất Quảng đã rất khéo léo về nghề, có thể đu mình để khắc chữ trên các vách đá cheo leo, chênh vênh. Hiện còn thác bản văn bia Hoa Nghiêm động thạch giả do Viện Viễn Đông bác cổ (E.F.E.O) sưu tầm (N0 12620 a, b) cùng 2 tấm bia Vọng Giang đài, Vọng Hải đài dựng năm Minh Mạng thứ 18 (1837) là những văn bia lưu dấu làng nghề đá Non Nước.
Nghề đá Non nước.
Mang chuông đi đánh xứ người
Một vinh dự của làng đá mỹ nghệ Non Nước là nghệ nhân của làng đã trực tiếp khắc chữ cho văn bia Võ Trường Toản (1909 - 1792, danh sĩ ở Gia Định). Hiện nay, tại đền thờ Võ Trường Toản ở Bến Tre còn một tấm bia nói về thân thế, hành trạng của ông. Văn bia này do Phan Thanh Giản soạn vào năm Tự Đức 20 (1867), Trương Ngọc Lang người Minh Hương tỉnh Vĩnh Long dựng năm 1872. Thời gian soạn bia đến thời gian dựng bia mất 5 năm là do việc tấn công của Pháp vào nơi này làm cho việc khắc và dựng bia phải dừng lại – “thợ khắc bỏ dở công việc”.
Thông tin của văn bia này còn cho biết, người viết chữ là Trương Đức Hinh người Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc); người khắc chữ là Huỳnh Bá Khao/Nghiêu người phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Văn bia này làm bằng chất liệu đá cẩm thạch trắng, một loại đá phổ biến và nổi tiếng ở Ngũ Hành Sơn, nhưng chưa rõ là đá bia này được lấy đá từ nơi nào. Một thông tin chắc chắn người khắc bia là người của đất Quảng. Có thể lúc bấy giờ người này khăn gói vào Vĩnh Long “hành nghề” để khắc bia Võ Trường Toản hoặc gia đình ông đã di cư vào Lục tỉnh lúc đó (hay trước đó). Dù thế nào thì người của làng nghề đá Non Nước cũng đã mang nghề đi xa.
Đặc biệt, dưới triều vua Tự Đức, nhiều nghệ nhân ở làng Quán Khái như Cửu Đàn Huỳnh Bá Triêm, Nguyễn Văn Đệ được triệu về kinh làm đốc công theo dõi việc điêu khắc đá ở các cung điện, lăng tẩm. Nhìn chung, nguồn tư liệu văn bia đất Quảng góp phần nghiên cứu về lịch sử hình thành làng nghề đá ở đất Quảng mà các thư tịch khác không có được. Đó chính là giá trị tư liệu quan trọng của văn bia đất Quảng đối với làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước của Đà Nẵng hiện nay.
Bài và ảnh: Nguyễn Hoàng Thân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề